Nhiều điều chỉnh về chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo
Kinhtedothi – Dự thảo quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập do Bộ GD&ĐT vừa công bố có nhiều điểm mới nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của nhà giáo khi dạy thêm giờ.
Dự thảo thông tư lần này có nhiều điểm mới đáng chú ý. Đầu tiên, dự thảo bỏ quy định về điều kiện chi trả chế độ thêm giờ cho nhà giáo, chỉ quy định tổng số giờ dạy tối đa trong một năm học mà mỗi cơ sở giáo dục được chi trả tiền lương dạy thêm giờ. Đồng thời, bổ sung thêm quy định tổng số giờ dạy thêm trong một năm học của tất cả nhà giáo không được cao hơn tổng số giờ dạy thêm giờ tối đa trong một năm học của cơ sở giáo dục.

Thông tư mới tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các cơ sở giáo dục, đồng thời bảo đảm việc nhà giáo được hưởng chế độ làm thêm giờ theo quy định.
Trường hợp môn học không thể bố trí đủ nhà giáo giảng dạy, nhà giáo phải dạy vượt quá số giờ tối đa được thanh toán cho một nhà giáo, thì người đứng đầu cơ sở giáo dục báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền để thực hiện chi trả tiền lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo.
Quy định này nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các cơ sở giáo dục, đồng thời bảo đảm việc nhà giáo được hưởng chế độ làm thêm giờ theo quy định. Bên cạnh đó, căn cứ quy định này, hiệu trưởng nhà trường phải phân công nhiệm vụ cho giáo viên phù hợp, đảm bảo công bằng, hạn chế tối đa tình trạng trong một cơ sở giáo dục vừa có giáo viên dạy vượt giờ, vừa có giáo viên dạy thiếu giờ.
Dự thảo thông tư cũng điều chỉnh tổng số giờ dạy thêm trong một năm học đối với nhà giáo được chi trả tiền lương dạy thêm giờ: đối với giáo viên mầm non không quá số giờ làm thêm theo quy định của pháp luật về lao động; đối với nhà giáo khác không quá 150 giờ dạy.
Dự thảo thông tư mới quy định cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, thường xuyên, dự bị đại học, trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện chi trả tiền lương dạy thêm giờ cho nhà giáo sau khi kết thúc năm học.
Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trường chính trị tỉnh, TP trực thuộc T.Ư căn cứ quy định tại thông tư này và điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục để quy định về trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo thuộc thẩm quyền quản lý, không thấp hơn mức quy định tại thông tư này nhằm bảo đảm việc giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục. Dự thảo cũng bổ sung quy định về việc chi trả tiền lương dạy thêm giờ cho nhà giáo công tác không đủ 1 năm học.
Tại dự thảo thông tư mới, các cơ sở giáo dục được áp dụng quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ tại thông tư này khi trả lương dạy thêm giờ cho nhà giáo trong năm học 2024 - 2025. Quy định này nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong việc chi trả tiền lương dạy thêm giờ những năm trở lại đây, đồng thời, để bảo đảm quyền lợi cho nhà giáo ngay trong năm học 2024 - 2025.
Theo Bộ GD&ĐT, quá trình xây dựng dự thảo thông tư này có sự tham gia phối hợp của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính. Thông tư khi được ban hành sẽ khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập thời gian qua, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục trong việc thực hiện chế độ, chính sách cho nhà giáo.
Dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập được công bố công khai để xin ý kiến Nhân dân, từ nay đến 25/5/2025.
Bạn đọc xem toàn văn dự thảo thông tư TẠI ĐÂY

Đề xuất tăng ưu đãi cho giáo viên mầm non, nhân viên trường học
Kinhtedothi – Nhằm tạo hành lang pháp lý để các địa phương triển khai chính sách một cách đồng bộ, công bằng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giữ chân nhân sự, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành giáo dục, Bộ GD&ĐT đề xuất tăng phụ cấp, ưu đãi cho giáo viên mầm non, dự bị đại học và nhân viên trường học.

Hà Nội tôn vinh giáo viên, học viên giỏi cấp thành phố khối giáo dục thường xuyên
Kinhtedothi – Ngày 15/5, Sở GD&ĐT Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi và kỳ thi học viên giỏi các môn văn hóa lớp 12 chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT năm học 2024 – 2025.

Thúc đẩy lựa chọn nghề nghiệp dựa trên năng lực và nhu cầu xã hội
Kinhtedothi –100% học sinh THCS và THPT được tiếp cận dịch vụ hướng nghiệp và tư vấn nghề nghiệp chuyên nghiệp; ít nhất 20% người học trong độ tuổi từ 15-25 theo học giáo dục nghề nghiệp; tỷ lệ chuyển tiếp từ THCS lên THPT và các trình độ khác đạt ít nhất 95%.... là những thông tin đáng chú ý trong dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về hướng nghiệp và phân luồng trong giáo dục.