Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khi công ty mẹ không tham gia kinh doanh

Kinhtedothi - Các đơn vị của Tổng Công ty Sông Đà tập trung thi công bê tông đầm lăn của Nhà máy Thủy điện Sơn La. Ảnh: Hà Bắc
Công ty mẹ sẽ không tham gia vào bất kỳ hoạt động kinh doanh, thương mại nào, đó là một phần phác thảo mô hình mà Chương trình "Cải cách doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) và hỗ trợ quản trị công ty" do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cung cấp hỗ trợ kỹ thuật đưa ra khi quá trình tái cơ cấu loại hình DN này đang được nước ta khởi động. 

Tập trung quản trị 

Thực hiện các giải pháp tổng thể tái cơ cấu DNNN, Chính phủ Việt Nam đã đề nghị ADB hỗ trợ cải cách và chuyển đổi các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước và củng cố các thể chế liên quan đến việc cải cách các DN này. Chương trình "Cải cách DNNN và hỗ trợ quản trị doanh nghiệp" mà ADB đưa ra không chỉ giúp các DN tham gia thực hiện lộ trình tái cấu trúc tài chính và doanh nghiệp mà còn giúp nâng cao hiệu quả quản lý và quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả, toàn diện.
 
Các đơn vị của Tổng Công ty Sông Đà tập trung thi công bê tông đầm lăn của Nhà máy Thủy điện Sơn La.     Ảnh: Hà Bắc
Kinhtedothi - Các đơn vị của Tổng Công ty Sông Đà tập trung thi công bê tông đầm lăn của Nhà máy Thủy điện Sơn La. Ảnh: Hà Bắc
Theo báo cáo ban đầu về kết quả thực hiện Dự án 1 của Chương trình này tại Công ty mẹ của 2 DNNN tham gia thí điểm là Tổng Công ty Đường sông miền Nam và Tổng Công ty Sông Đà cho thấy những kết quả bước đầu đáng ghi nhận. Theo mô hình này, Công ty được chia thành 3 cấp: Công ty mẹ, công ty cấp 2 và các công ty con bên dưới. Công ty mẹ được xác định trọng tâm chiến lược cho từng phân khúc kinh doanh, sau đó thành lập một công ty cấp 2 cho từng phân khúc. Công ty mẹ sẽ thực hiện sắp xếp tất cả các công ty con hoạt động trong cùng ngành nằm dưới sự quản lý của công ty cấp 2.

Trong trường hợp công ty con bên dưới chưa cổ phần hóa do công ty mẹ nắm giữ 100% vốn, việc quản lý và thực hiện quyền sở hữu 100% vốn đầu tư vào công ty con này do công ty cấp 2 đảm nhận. Trường hợp công ty con đã được cổ phần hóa, công ty cấp 2 thay công ty mẹ thực hiện quyền của cổ đông theo tỷ lệ góp vốn. Theo đó, công ty cấp 2 có thể cử nhân sự tham gia trực tiếp bộ máy điều hành tại các công ty cổ phần có vốn góp chi phối trên 51%.

Với cách sắp xếp trên, các công ty con không thuộc các chuyên ngành được lựa chọn (ngành nghề kinh doanh chính) không được đưa về công ty cấp 2 mà được đưa vào diện công ty mẹ thoái vốn. Theo cách này, công ty mẹ chỉ nắm giữ các khoản đầu tư vào các công ty cấp 2. Bên cạnh đó, đối với một số công ty liên kết có vốn góp dưới 51%, nếu công ty mẹ thấy đây là những DN quan trọng, có vai trò nòng cốt trong việc phát triển ngành nghề kinh doanh chính, công ty mẹ có thể tăng vốn đầu tư tại các công ty này thông qua việc mua lại cổ phần tại các công ty liên kết, sau đó chuyển giao cho công ty cấp 2.

Với phương án này, công ty cấp 2 hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con hay dưới dạng một tổng công ty chuyên ngành, sẽ tập trung được toàn bộ nguồn lực sẵn có để gia tăng nguồn lực cạnh tranh trong chuyên ngành.

Thuận lợi hơn khi doanh nghiệp niêm yết trên sàn

Với lộ trình mà mô hình này đưa ra, về lâu dài, khi thực hiện việc cổ phần hóa từng công ty cấp hai chuyên ngành hoặc cổ phần hóa toàn bộ, công ty mẹ dễ dàng tìm được cổ đông chiến lược cũng như gia tăng được giá trị IPO và niêm yết. Đây được cho là giải pháp để những tập đoàn, tổng công ty Nhà nước có thể tìm được nguồn tài trợ vốn hợp lý, giá rẻ thông qua thị trường chứng khoán.

Theo mô hình mới này, công ty mẹ sẽ xác định trọng tâm chiến lược cho từng phân khúc kinh doanh và sau đó thành lập một công ty cấp 2 cho từng phân khúc. Hiện, Bộ Tài chính đang tiến hành tổ chức lựa chọn DNNN tham gia Dự án 3 của Chương trình nhằm giúp các DN có thể tiếp cận khoản vay ưu đãi của ADB, có bảo lãnh của Chính phủ để tăng cường năng lực tài chính, hiệu quả sử dụng vốn, cải thiện khả năng trả nợ, đồng thời đổi mới cơ cấu DN hoạt động tập trung theo các ngành nghề chính và nâng cao năng lực quản lý, quản trị DNNN.

 
Chính phủ Việt Nam đã tiếp nhận khoản tài trợ theo thể thức vay phân kỳ từ ADB nhằm mục đích tái cơ cấu tài chính (tái cơ cấu nợ và tái cấu trúc DN) và tái cơ cấu quy trình quản lý, quản trị cho các DN.
Chương trình cải cách DNNN và hỗ trợ quản trị công ty được thực hiện đến 31/12/2015 với tổng giá trị khoản vay là 630 triệu USD, bao gồm 600 triệu USD vay từ nguồn vốn thông thường (OCR) và 30 triệu USD vay từ nguồn vốn đặc biệt của Quỹ Phát triển châu Á (ADF).
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Diễn đàn xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026–2030, định hướng đến 2045

Diễn đàn xác lập mô hình tăng trưởng mới giai đoạn 2026–2030, định hướng đến 2045

07 Jul, 02:21 PM

Kinhtedothi - Trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước, giai đoạn 2026 – 2030 được Đảng và Nhà nước nhận định là giai đoạn đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội. Xác lập mô hình tăng trưởng mới không chỉ là yếu tố cấp thiết mà còn là bước đi xác định phương hướng, chiến lược cho tương lai lâu dài.

EVNNPC: Hoàn thành tốt nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025

EVNNPC: Hoàn thành tốt nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2025

07 Jul, 01:41 PM

Kinhtedothi - Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch do EVN giao, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên tục phục vụ phát triển kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân tại 27 tỉnh, thành phố miền Bắc.

DBV đánh dấu giai đoạn phát triển chiến lược với thương hiệu mới

DBV đánh dấu giai đoạn phát triển chiến lược với thương hiệu mới

05 Jul, 04:26 PM

Kinhtedothi - Công ty CP Tập đoàn Bảo hiểm DBV (DBV) đã tổ chức “Lễ công bố thương hiệu mới”. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lộ trình tái cấu trúc toàn diện và chuyển mình trở thành một trong những doanh nghiệp (DN) bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu tại Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ