Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khí hydro do pin bị đoản mạch gây ra vụ nổ tàu ngầm Argentina

Kinhtedothi - Ngày 28/11, phát ngôn viên Hải quân Argentina Enrique Balbi cho biết pin của tàu ngầm Argentina bị đoản mạch 10 giờ trước khi mất tích và sự cố chập điện một ắc quy đã gây cháy, tạo nên khí hydro và đây chính là nguyên nhân của vụ nổ.
Hải quân Argentina đã bước đầu xác định được nguyên nhân gây nổ trên tàu ngầm ARA San Juan, mất tích từ ngày 15/11 trên biển Nam Đại Tây Dương. Theo đó, người phát ngôn Hải quân Argentina Enrique Balbi cho biết nguyên nhân nổ là do khí hydro.
Cụ thể, sự cố chập điện ắc quy tại đầu tàu ngầm đã gây cháy, tạo nên khí hydro và gây ra vụ nổ tàu ngầm ARA San Juan.
Trước khi mất tích, tàu ngầm ARA San Juan đã nổi lên để thông báo về một sự cố điện. Ảnh: Reuters.
Trước đó, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết đã phát hiện một vụ nổ lớn gần khu vực vùng đặc quyền kinh tế của Argentina ở Nam Đại Tây Dương, địa điểm tàu ngầm ARA San Juan cùng thủy thủ đoàn gồm 44 người mất tích cách đây 13 ngày khi đang làm nhiệm vụ tuần tra.
Theo người phát ngôn Hải quân Argentina, các pin điện trên tàu ngầm ARA San Juan thường xuyên tạo khí hydro, do đó khi xảy ra cháy sẽ tạo sức công phá rất lớn.
Trước đó, chỉ huy tàu ARA San Juan đã báo cáo về sự cố chập điện do nước biển tràn vào hệ thống thông hơi, dẫn tới sự cố đoản mạch ở một ắc quy và gây cháy. Tuy nhiên, các thủy thủ trên tàu ngầm đã khống chế được vụ việc.
Hiện chiến dịch tìm kiếm và cứu hộ tàu ngầm ARA San Juan vẫn tiếp tục tiến hành với khoảng 28 tàu, 9 máy bay, cùng 4.040 người đến từ 18 nước, song chưa có tiến triển.
Họ đang tập trung vào khu vực rộng 430 km ngoài khơi phía Nam Argentina. Nhiều phương tiện tìm kiếm hiện đại của các nước đã được điều đến khu vực Nam Đại Tây Dương để giúp Argentina tìm chiếc tàu ngầm mất tích, dù là với hy vọng mong manh nhất.
Các chuyên gia cho rằng tàu ngầm có thể bị chìm xuống độ sâu 3.000 m nếu bị dạt đến vùng đáy biển dốc.
Công tác tìm kiếm tập trung vào vùng đáy biển với bán kính rộng 36 km nơi IAEA đã phát hiện ra tiếng nổ vào ngày tàu mất tích. 
Tàu ngầm ARA San Juan của Hải quân Argentina đã bất ngờ mất liên lạc từ hôm 15/11 vừa qua khi đang trên đường đang trên đường trở về căn cứ hải quân Mar del Plata từ Ushuaia, gần cực Nam của Nam Mỹ.
Trước khi mất tích, tàu ARA San Juan đã nổi lên để thông báo về một sự cố điện. Vài giờ sau khi tàu gửi tín hiệu lần cuối cùng, một sự bất thường về thủy âm đã được ghi nhận khiến cơ quan chức năng tin rằng tàu ngầm có thể đã phát nổ.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vĩnh Phúc: phát động thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”

Vĩnh Phúc: phát động thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”

09 May, 07:31 PM

Kinhtedothi - Chiều 9/5, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức phát động phong trào thi đua “Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và bình dân học vụ số”. Sự kiện được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị tỉnh và kết nối trực tuyến đến 13 điểm cầu cấp huyện, xã cùng các doanh nghiệp, tiểu thương, người dân trên địa bàn.

Trí tuệ nhân tạo - Động lực đột phá đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ cao quốc gia

Trí tuệ nhân tạo - Động lực đột phá đưa Đà Nẵng trở thành trung tâm công nghệ cao quốc gia

09 May, 04:30 PM

Kinhtedothi - Ngày 9/5, UBND thành phố tổ chức Hội thảo “Trí tuệ nhân tạo - Động lực mới phát triển Đà Nẵng” tại Cung Hội nghị quốc tế Furama, với sự tham dự của gần 400 đại biểu trong nước và quốc tế. Đây là sự kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ