Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khi người cao tuổi tham gia vào 'xã hội không dùng tiền mặt'

Hà Lâm
Chia sẻ Zalo

Trả lương hưu từ tiền mặt sang tài khoản sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức, tránh được rủi ro tiền giả và đặc biệt là bảo đảm an toàn cá nhân.

 

Ít năm trước, cứ mỗi đợt chi trả lương hưu vào ngày 5 hàng tháng, ông Dương Hồng Sâm (60 tuổi) ở Thanh Chương, một huyện miền núi của Nghệ An lại phải dành nguyên buổi sáng để đến điểm chi trả lương hưu của xã xếp hàng nhận tiền mặt. Mọi việc trở nên đơn giản và dễ dàng hơn khi ông được phổ biến mở thẻ ngân hàng và trả lương qua tài khoản.

“Ban đầu có nhiều lạ lẫm nhưng nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình của các cháu giao dịch viên tôi cũng chỉ mất vài chục phút để hiểu về cách sử dụng thẻ ngân hàng, biết cách giao dịch online và nhiều tiện ích khác. Thay vì phải bố trí công việc gia đình, thời gian, vất vả cầm sổ đi nhận lương hưu bằng tiền mặt. Giờ đây tôi có nhiều thời gian hơn để làm những việc khác, chỉ nghe ting… ting… là đã biết tiền đổ về tài khoản lương rồi,” ông Sâm chia sẻ.

Nỗ lực chi trả lương sang tài khoản ATM

Lợi ích từ việc chi trả lương qua phương thức thanh toán không dùng tiền mặt là rất rõ rệt, không thể bàn cãi. Theo đó, người hưởng lương tiết kiệm được thời gian, công sức, tránh được rủi ro tiền giả và đặc biệt là bảo đảm an toàn cá nhân, không cần phải đến địa điểm tập trung để nhận tiền và ký danh sách chi trả.

Trong khi người hưởng lương nhận được các chế độ đầy đủ, nhanh chóng, chính xác, kịp thời, an toàn, đúng thời gian quy định thì với cơ quan chi trả, việc tổ chức thực hiện phương thức này bảo đảm mục tiêu an toàn tiền mặt trong quá trình vận chuyển và lưu trữ, tránh được sai sót, giảm bớt áp lực thời gian trong tổ chức chi trả.

[LienVietPostBank nhận 2 giải thưởng quốc tế về hưu trí và bán lẻ]

Trên thực tế, việc chi trả lương định kỳ qua tài khoản cho cán bộ hưu trí không còn mới mẻ. Theo thống kê ban đầu, hiện Bảo hiểm Xã hội các tỉnh đã phối hợp với hệ thống bưu điện chi trả cho khoảng 30,2% (trong gần 3,3 triệu) người hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hàng tháng qua tài khoản cá nhân.

Con số nói trên mặc dù đáng ghi nhận, song vẫn còn khiêm tốn và dư địa để các cơ quan bảo hiểm xã hội và các ngân hàng “lấp đầy” diện phủ sóng là rất lớn. Để xoá bỏ tâm lý e ngại của người hưởng lương, đặc biệt là những người cao tuổi, ngoài việc tăng cường đầu tư, mở rộng hệ thống máy ATM, nâng cao chất lượng phục vụ, các ngân hàng được cho là cần có cơ chế ưu đãi cho người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội nhận tiền qua tài khoản cá nhân như: giảm hoặc miễn phí khi rút tiền mặt hoặc thực hiện các giao dịch khác trên thẻ ATM…

Hiểu được mong muốn, nhu cầu của khách hàng, Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank), không chỉ là ngân hàng tiên phong nghiên cứu và xây dựng sản phẩm đặc thù tín dụng hưu trí mà còn phát triển riêng cho khách hàng dòng thẻ ATM hưu trí với những chính sách ưu đãi và cơ chế tốt nhất hiện có trên thị trường, qua đó phát huy tối đa quyền lợi của người hưởng lương cũng như sự tiện dụng của tài khoản lương hưu.

Thậm chí, từ ngày 1/11/2022 đến ngày 31/7/2023 (hoặc cho đến khi hết ngân sách của chương trình) LienVietPostBank còn triển khai chương trình khuyến mại tặng phần quà có giá trị cho các khách hàng đang vay vốn tín dụng hưu trí tại ngân hàng thực hiện chuyển đổi hình thức nhận lương hưu từ tiền mặt sang ATM.

Mở rộng lợi ích khi thanh toán không dùng tiền mặt

“Một số quan niệm cho rằng người già về hưu thì chỉ nghỉ ngơi và ít có cơ hội tiếp xúc với những phương thức giao dịch hiện đại, tuy nhiên, ở độ tuổi 60, chúng tôi vẫn còn sức khoẻ, vẫn háo hức tinh thần học tập, tìm hiểu, vẫn dùng smartphone, vẫn mua sắm - thanh toán online, một số người còn khởi nghiệp. Do đó, việc mỗi người già sở hữu một tài khoản ngân hàng, tôi cho là rất cần thiết,” ông Sâm cho biết.

Những “người già hiện đại” như ông Sâm ngày càng phổ biến, từ thành thị đến nông thôn, miền núi. Theo đó, việc nhận sổ hưu không đồng nghĩa là nghỉ ngơi hoàn toàn, nhiều cán bộ hưu trí vẫn tiếp tục làm việc, đa số đều nỗ lực tự chủ tài chính, thậm chí là hỗ trợ con cái trong các quyết định mua nhà, mua xe…

Khi người cao tuổi tham gia vào 'xã hội không dùng tiền mặt'   - Ảnh 1

Sản phẩm tín dụng hưu trí của LienVietPostBank có mức cho vay lên đến 500 triệu đồng với thời hạn cho vay lên đến 5 năm. (Ảnh: Vietnam+)

Một nghiên cứu đáng chú ý của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc cho thấy, 80% dân số sau khi nghỉ hưu đều mong muốn tìm thêm việc làm. Tại Việt Nam, cả nước hiện có gần 400.000 người cao tuổi làm kinh tế giỏi, 130.000 người cao tuổi làm chủ trang trại, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo nhiều việc làm cho xã hội, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương…

Nắm bắt được nhu cầu nói trên, từ năm 2014, LienVietPostBank đã cho ra mắt sản phẩm Tín dụng hưu trí nhằm đáp ứng nhu cầu vay tín dụng với người cao tuổi có lương hưu, dư nợ tính đến ngày 30/11/2022 của sản phẩm đã lên tới 10.326 tỷ đồng tương ứng với 142.635 khoản vay. Đây cũng là ngân hàng duy nhất sớm có nghiên cứu kỹ về nhu cầu, đặc tính riêng của khách hàng hưu trí để xây dựng lên sản phẩm đặc thù này. Sản phẩm hiện tại đã trở nên quen thuộc trên thị trường và đạt được sự tín nhiệm của khách hàng.

Thông tin từ lãnh đạo LienVietPostBank cho hay, LienVietPostBank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có mạng lưới với lớn nhất cả nước với hơn 1.000 điểm giao dịch trên toàn quốc. Nhờ mạng lưới phủ sóng đến nhiều huyện, xã, kết hợp giữa ngân hàng truyền thống và ngân hàng số, LienVietPostBank có thể dễ dàng tiếp cận và cung ứng đa dạng các sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện đại do ngân hàng phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong tuổi hưu tại tất cả khu vực vùng sâu, vùng xa.

Sản phẩm đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng đã nghỉ hưu được hưởng lương hưu và khách hàng mất sức lao động được trả trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật. Mức cho vay cao, lên đến 500 triệu đồng với thời hạn cho vay lên đến 5 năm; thủ tục vay vốn đơn giản, dễ dàng, nhanh gọn khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng không cần phải đi lại nhiều lần do việc cung cấp sản phẩm được ngân hàng phối hợp với bưu điện tư vấn cung cấp tại các phòng giao dịch bưu điện và tại các điểm chi trả lương hưu trên địa bàn cả nước.

Như vậy, ngoài những lợi ích thấy rõ về hình thức trả lương qua ATM thì với việc sở hữu tài khoản ngân hàng đồng thời là địa chỉ “sổ lương,” người hưu trí còn thuận tiện trong các giao dịch không dùng tiền mặt, đặc biệt là có cơ sở chứng minh tài chính nhằm vay vốn, phục vụ các nhu cầu chính đáng của cá nhân. Đây là một trong những nỗ lực lớn của phía ngân hàng nhằm phù hợp chủ trương hạn chế thanh toán bằng tiền mặt của Chính phủ.

Nếu mỗi người dân bao gồm cả những cán bộ hưu trí đều sở hữu tài khoản ngân hàng, mọi hoạt động thanh toán, giao dịch đều không cần dùng tiền mặt thì nguồn lực tiết kiệm được và lợi ích theo cấp số nhân mang lại cho xã hội là rất lớn.