Cảnh sát Hàn Quốc bắt giữ 26 phụ nữ Việt Nam Theo báo chí Hàn Quốc, Cảnh sát tỉnh Gyeongsang đã truy kích, bắt giữ 26 phụ nữ Việt Nam làm việc tại các tụ điểm “đèn mờ”. Điều đáng nói, 26 phụ nữ này không có giấy khám sức khỏe. Cụ thể, trên địa bàn tỉnh Gyeongsang (Hàn Quốc) có nhiều cửa hàng dịch vụ mang tên “Karaoke Việt Nam”. Đây là những quán karaoke kết hợp bán rượu hay các dịch vụ khác như massage và được nhiều người Hàn Quốc ưa chuộng. Những quán karaoke này thịnh hành đến mức, khá nhiều quán rượu Hàn Quốc đã học theo, thậm chí còn đổi tên sang các địa danh ở Việt Nam để tiện hoạt động. Thông tin ban đầu cho hay, trong đợt truy quét vừa qua, lực lượng cảnh sát đã tiến hành đột kích 6 tụ điểm, bắt giữ 26 nữ nhân viên có quốc tịch Việt Nam. Trong số này, có đến 15 người cư trú bất hợp pháp và bị trục xuất ngay lập tức. |
Khi sinh viên làm "gái gọi"
Kinhtedothi - Để có tiền trang trải cuộc sống, thỏa mãn việc ăn chơi, đua đòi..., không ít sinh viên chọn bán dâm là nghề làm thêm. Đây đang là vấn đề xã hội đáng báo động.
Đường dây mại dâm “có học và sang trọng”
Tại Hội thảo “Thực trạng và giải pháp thúc đẩy công tác giáo dục phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường năm học 2019 - 2020” vừa được Bộ GD&ĐT tổ chức, TS Bùi Văn Linh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (HS,SV) cho biết: Thời gian gần đây, vấn nạn mại dâm tại Việt Nam đã có những biến tướng hết sức phức tạp, đa dạng và tinh vi. Nhận thức, quan điểm về phòng, chống mại dâm chưa thống nhất và còn tồn tại một số tụ điểm, ổ nhóm tội phạm tổ chức hoạt động mại dâm gây bức xúc dư luận.
Hiện tượng SV tham gia các hoạt động mại dâm tinh vi này là có nhưng khó đoán biết và phát hiện ra. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, nhóm đối tượng được coi là “có học và sang trọng” đều là những người mẫu, hoa hậu và SV tham gia đường dây bán dâm mới bị phát giác.
Kết quả báo cáo số lượng vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động mại dâm của Bộ Công an, số lượng HS, SV tham gia hoạt động này chỉ chiếm 0,3 %/ tổng số vụ việc vi phạm. Tuy nhiên, không vì thế mà chủ quan, coi thường việc tuyên truyền, giáo dục cho mỗi HS, SV nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật và kỹ năng, thái độ, ý thức trách nhiệm của mình đối với phòng, chống tệ nạn mại dâm.
Mỗi hiện tượng vi phạm pháp luật của HS, SV liên quan đến tệ nạn mại dâm sẽ tạo ra những sự nhìn nhận sai lệch của xã hội về những nỗ lực, cố gắng mà ngành giáo dục từng bước thực hiện thời gian qua. Việc đó còn gây ra những hệ lụy liên quan đến chính bản thân những SV tham gia tệ nạn đó và gia đình.
Theo TS Bùi Văn Linh, không ít những SV ban đầu “bước vào nghề” với ý nghĩ chỉ làm một thời gian ngắn rồi thôi, thậm chí chỉ một lần để kiếm một khoản tiền nhất định mà mình đang cần gấp. Đấy chỉ là trò ngụy biện vì các em không thể cưỡng được sức hút của đồng tiền nên dần dần coi đó như là kế sinh nhai, đồng thời để thỏa mãn lối ăn chơi, đua đòi.
“Mại dâm sẽ giúp các em có tiền, nhưng sẽ đẩy các em đến cuộc đời sa ngã, xuống dốc. Các em sẽ phải trả giá bằng chính cuộc đời mình và hệ lụy đến gia đình các em sau này” - TS Linh nói.
Hủy hoại cả một đời người
Theo các chuyên gia xã hội học, một trong những nguyên nhân khiến các em sa ngã vào hoạt động mại dâm là bởi lứa tuổi của các em hiện nay đã có hoạt động sinh hoạt tình dục sớm. Nhiều khi các em nhìn nhận chuyện chung đụng thân xác một cách bản năng chứ chưa thật sự hiểu một cách đầy đủ những kiến thức về tình dục.
Dĩ nhiên, việc "lao động thân xác" chưa bao giờ được mọi người chấp nhận bởi lẽ rõ ràng nó chỉ mang lại cái lợi trước mắt là tiền bạc, vật chất nhưng chắc chắn sẽ hủy hoại cả một đời người, đến khi hối hận thì mọi chuyện đã quá muộn màng.
Theo GS.TS Lê Thị Quý - Viện trưởng Viện nghiên cứu Giới và Phát triển, nếu như trước đây, chuyện SV vi phạm pháp luật luôn làm dư luận giật mình vì đó là chuyện hiếm khi xảy ra thì bây giờ có vẻ như chuyện SV "đi khách", làm "gái gọi" đã trở thành chuyện bình thường. Điều đó cho thấy đây đang là vấn đề xã hội đáng báo động.
Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HS SV cho rằng, nhiều HS, SV chưa quan tâm, nhận thức đến hậu quả sau này. Đó là quyền con người, là vấn đề mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai, lây nhiễm bệnh theo đường tình dục, HIV/AIDS. Quan trọng không kém, đó là khi bị phát hiện, các em còn bị bạn bè, xã hội “ném đá”, là sự tủi nhục của bản thân cũng như gia đình.
Đã đến lúc cần sự vào cuộc của cả cộng đồng. Đặc biệt là sự quản lý của các nhà trường đối với các SV và việc xử lý, triệt phá các đường dây môi giới mại dâm của lực lượng công an.