Khi xây dựng nhà ở cần lưu ý gì?

Thành Luân
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Để xây được một ngôi nhà hoàn hảo trong điều kiện hiện nay không hề đơn giản. Ngoài việc bị hạn chế do dịch bệnh Covid-19, còn do trên thị trường vẫn có hàng hóa giả kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ…

Những điều cần tránh khi thi công xây dựng
Việc xây dựng căn nhà đòi hỏi sự kiểm tra chất lượng vật tư thi công và kỹ thuật thi công phải đảm bảo vật tư chính hãng và thi công theo tiêu chuẩn xây dựng. Nếu thi công không cẩn thận sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình sau này.
 Ngâm gạch trước khi thi công giúp tăng tuổi thọ của gạch.
Theo các KTS của Công ty Smallhome, có 5 lỗi cần tránh khi thi công xây dựng nhà ở, trong đó chất lượng bê tông là yếu tố then chốt để có được một ngôi nhà “khỏe mạnh”. Nhiều khi chất lượng vật liệu (xi măng, cát, sỏi, đá) đảm bảo tiêu chuẩn, nhưng vẫn không tạo ra chất lượng bê tông như mong muốn.
Đó có thể do trong quá trình xây dựng chưa chú trọng đến khâu bảo dưỡng. Chất lượng của bê tông chỉ đạt được khi ninh kết trong môi trường ẩm và không có sự va chạm. Để làm được điều đó, bê tông phải được giữ ẩm càng lâu càng tốt sau khi đổ.
Có nhiều cách để giữ cho bê tông ướt như để nguyên cốp pha, phun nước, ngâm nước (đối với bề mặt bề mặt rộng như sàn mái), phủ tấm bạt tránh nắng. Một phần bê tông bị khô không đều dễ dẫn đến hiện tượng rạn chân chim, nứt bê tông, là nguyên nhân gây ngấm, thấm sau này.
Tiếp đó, cần tránh đổi từ sàn đúc sẵn sang sàn đổ bê tông, sàn đúc sẵn được đặt lên trên các dầm đầu có thiết kế chuyên dụng để nâng đỡ trọng lượng của loại sàn này. Loại dầm này chỉ có tác dụng giữ chặt kết cấu. Nếu nhà thầu thay đổi quy cách từ sàn đúc sẵn sang sàn đổ bê tông sẽ rất nguy hiểm bởi hệ dầm không đủ khả năng đỡ sàn.
Lỗi tiếp theo được chỉ ra, đó là không xử lý thấm nước cho công trình, tường bị nứt do lỗi thi công, trong đó việc ngâm gạch vào nước trước khi ốp tường chưa thực hiện, các loại gạch đều làm từ nguyên liệu là đất và được kết dính với nhau bằng keo, bằng nhiệt độ và lực ép cho nên việc ngâm nước giúp cho gạch được sạch sẽ, các lỗ hổng trên gạch được lấp đầy.  Khi đó chất bám dính sử dụng trên gạch liên kết với lớp hồ được chặt hơn, diện tích tiếp xúc cao hơn, hạn chế bị lỗi hỏng gạch. Thời gian ngâm gạch là từ 10 - 15 phút.
Gạch đều làm từ chất liệu chủ yếu là đất và được liên kết với nhau bằng những vật liệu đặc thù như keo, bằng một lượng nhiệt đủ độ và bằng lực ép đủ cường độ. Chính công tác chuẩn bị cho toàn bộ những công đọan trên mà đầu tiên là tiến hành việc ngâm nước làm cho mọi viên gạch ốp lát cao cấp được sạch sẽ, những lỗ hổng trên gạch được thông thoáng và dễ dàng được lấp đầy. Khi ấy chất bám dính sử dụng trên gạch vì vậy mà liên kết với lớp hồ được chặt hơn, diện tích tiếp xúc cao hơn, hạn chế bị lỗi hỏng gạch.
Không sử dụng keo dán kính, keo silicon là chất kết dính linh hoạt với khả năng chịu nhiệt tốt, khả năng chống chịu tốt đối với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt của môi trường và có tính đàn hồi như cao su. Được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực sửa chữa, bảo trì nhằm bịt kín các vết nứt trên tường, các lỗ thủng trên mái nhà, vết nứt con lươn, khe hở vành đai cửa.
 Xây dựng căn nhà đòi hỏi sự kiểm tra chất lượng vật tư thi công và kỹ thuật thi công phải đảm bảo vật tư chính hãng. (Ảnh: STDecor)
Với đặc tính linh hoạt và bền, liên kết mạnh mẽ cho hầu hết các bề mặt vật liệu và chống thấm nước hoàn hảo, keo silicon thường là sự chọn hàng đầu trong việc dán kính, thủy tinh như hồ cá, cửa kính… nếu không sử dụng khi lắp cửa kính có thể gây nguy hiểm khi đóng mở. Đặc biệt là các góc của mép kính, nơi dễ bị mẻ và nứt.
Cuối cùng, cần tránh đi dây điện qua cột bê tông, về vấn đề này, các KTS lý giải rằng trong thực tế việc lựa chọn cách đi dây điện ngang qua cột bê tông là giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí. Nhưng việc này nếu phải đục cột để đi dây điện qua thì hoàn toàn không nên. Vì việc đục cột sẽ ảnh hưởng kết cấu chịu lực của ngôi nhà. Chỉ có thể đi dây qua cột bê tông nếu trong quá trình đổ cột có đặt chờ ống điện xuyên cột. Còn nếu không thì phải đi ống điện lên trần để vòng tránh qua cột.
Khi xây dựng nhà ở cần lưu ý gì?
Trước khi xây dựng bất cứ công trình nào trước tiên phải có giấy phép xây dựng làm sao để phù hợp với quy hoạch tổng thể của khu vực, tránh các rủi ro sau này như đình chỉ thi công, tháo dỡ toàn bộ công trình hoặc có giấy phép nhưng xây sai phép sẽ bị tháo dỡ phần xây sai, không được hoàn công căn nhà.
Bên cạnh đó, nếu thi công vào mùa khô sẽ giúp việc đổ bê tông nhanh khô, tiến độ thi công nhanh hơn, nhưng về mặt kết cấu bê tông đổ vào mùa này sẽ dễ bị nứt do giãn nở nhiệt nếu không bảo dưỡng tốt. Ưu điểm duy nhất của việc xây nhà mùa khô là thời gian hoàn tất nhanh nhưng khó đạt chất lượng chuẩn và khó kiểm tra được lỗi thi công bị thấm ở đâu mà chỉ đến khi đợi sang mùa mưa mới phát hiện được thì đã muộn.
Theo kinh nghiệm của các KTS, nhà xây vào mùa mưa sẽ có chất lượng thi công tốt hơn. Bởi về mặt kết cấu, bê tông đổ vào mùa mưa sẽ ít giãn nở nhiệt gây nứt mặt và dễ thấy được những lỗi rò rỉ, dễ dàng xử lý chống thấm. Mùa mưa cũng có nhược điểm là chi phí thi công cao hơn vì tính nguy hiểm, và thời gian thi công sẽ lâu hơn do khi trời mưa, công việc bị gián đoạn.
Do đó trước khi xây dựng, gia chủ cần cân nhắc ưu và nhược điểm của từng dạng thời tiết mà có lựa chọn phù hợp nhất cho gia đình. Hơn nữa khi hiểu rõ những vấn đề có thể gặp phải trong suốt quá trình thi công, sẽ chủ động hơn trong việc ứng phó và đưa ra phương án dự phòng.
Nhiều chủ nhà khi xây dựng thường có thói quen chờ giá vật tư giảm rồi mới mua nhằm tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, thực chất trên thị trường vật giá, vật tư xây dựng và thiết bị, vật liệu trang trí có độ tăng, giảm khác nhau trong cùng một thời điểm.
Khi vật liệu này tăng thì vật liệu kia giảm, tất cả đều không giảm hoặc tăng tỷ lệ thuận với nhau. Theo nhiều kiến trúc sư, việc lựa chọn thời điểm vật liệu xây dựng hạ giá không làm giảm đáng kể tổng chi phí xây dựng nhà, mà còn kéo dài thời gian hoàn thiện ngôi nhà.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần