Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cải tạo chung cư cũ

Hướng tới bình đẳng, phát triển đồng đều

Kinhtedothi - Phát triển các khu chung cư mới, hay cải tạo xây dựng mới chung cư cũ, tất cả đều phải hướng tới mục đích cải thiện chất lượng sống của người dân, chỉnh trang và làm đẹp hơn đô thị Hà Nội, hướng tới sự bình đẳng và phát triển, tái phát triển đồng đều giữa các khu vực đô thị. Đó là những chia sẻ của TS.KTS Nguyễn Quốc Tuân - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Việt Nam xung quanh chủ đề quy hoạch, cải tạo chung cư cũ.

Số lượng chung cư cũ được cải tạo, xây mới khiêm tốn

Thời gian qua, Hà Nội đã có nhiều chủ trương, chính sách, cơ chế để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong cải tạo, xây dựng mới các khu chung cư cũ xuống cấp. Ông đánh giá thế nào về công tác quy hoạch và tiến độ thực hiện trong thời gian gần đây?

- Theo thời gian và mức độ đô thị hóa, nhiều khu vực trong nội thành có độ nén cao, mật độ chặt, đã và đang phát sinh những vấn đề thiếu bền vững, trong đó đặt ra vấn đề cải tạo nhà chung cư cũ song song với xây xen nhà chung cư mới.

TS.KTS Nguyễn Quốc Tuân - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Kiến trúc sư Việt Nam

TP Hà Nội đã xây dựng đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, song trong quá trình triển khai vẫn còn rất nhiều vướng mắc, cả về cơ chế, chính sách, lẫn kinh phí, khả năng thu hút nhà đầu tư, sự đồng thuận của người dân... Đặc thù hơn, yêu cầu cải tạo, xây xen nhà chung cư cũ, mới của Hà Nội phải đặt trong bối cảnh không gian đô thị của khu vực nội đô vốn có những quy định riêng về quản lý quy hoạch, kiến trúc.

Đến nay chúng ta vẫn còn lấn cấn giữa gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp về cấu trúc không gian, cảnh quan đô thị, văn hóa và thẩm mỹ đô thị của khu vực nội đô lịch sử với yêu cầu phát triển, hình thành những không gian kinh tế và sinh kế đô thị mới. Tính đến năm 2021, Hà Nội mới xây dựng lại được 19 chung cư (chiếm khoảng 1,2% tổng số chung cư cũ) và đang triển khai dự án cho 14 chung cư khác. Như vậy, so với số lượng chung cư cũ nêu trên là rất khiêm tốn.

Luật Đất đai và Luật Thủ đô 2024 đã có những định hướng mới tác động đến cải tạo chung cư cũ. Trong đó phải kể đến yêu cầu phát triển theo mô hình TOD. Thưa ông, trong các đồ án quy hoạch cần lưu ý những yếu tố gì để có thể tăng cường tính liên kết, tạo sự kết nối với TOD?

- Mô hình TOD là hình thức phát triển đô thị tập trung vào việc xây dựng và quy hoạch các khu vực xung quanh các trạm giao thông công cộng như nhà ga tàu điện ngầm/trên cao, bến xe buýt/trạm trung chuyển lớn, hoặc các ga dọc tuyến đường sắt.

Khu tập thể A1 Hào Nam, quận Đống Đa (cũ). Ảnh: Hải Linh

Trong quá khứ, Hà Nội đã từng có thời kỳ phát triển đô thị dọc tuyến đường sắt đô thị, khi nhiều phố hình thành theo đường tàu điện từ năm 1900, khi Công ty xe điện Đông Dương khai trương 5km tàu điện đầu tiên từ Bờ Hồ đến Thụy Khuê. Năm 1901 mở tuyến Bờ Hồ – Thái Hà, kéo vào tận Hà Đông (hoàn thành năm 1915). Năm 1906 mở tuyến Bờ Hồ – Chợ Mơ, kéo lên Chợ Bưởi; Năm 1929 - 1943 lên Yên Phụ, xuống Bạch Mai, vào Cầu Giấy. Đến năm 1943 Hà Nội đã có 43km đường tàu điện tỏa ra 6 ngả và đã có kế hoạch mở rộng thêm 40km lên tận Sơn Tây.

Ngày nay, quy hoạch mạng lưới tàu điện ngầm xuyên tâm, các tuyến BRT kết nối khu vực ngoại thành… có thể giúp khu vực nội đô Hà Nội cải thiện giao thông công cộng, mở ra cơ hội kết nối tốt hơn giữa khu trung tâm và các khu vực ngoại thành. Đối với các khu vực đô thị cũ, TOD được nhìn nhận như một cơ hội để giảm mật độ dân số cho khu vực trung tâm vốn đang có độ nén rất cao.

Với việc cải tạo các khu chung cư cũ, khai thác TOD nên hướng tới tạo ra các cơ hội cân bằng trong chất lượng sống, khả năng di chuyển, cơ hội kết nối sinh kế tương đương giữa các khu vực khác nhau của đô thị. Với sự phát triển đồng đều, cơ hội để sắp xếp, bố trí lại dân cư giữa khu vực trung tâm và các khu vực khác sẽ rõ ràng hơn. Từ đó, gia tăng khả năng thực thi các chiến lược/kế hoạch cải tạo nhà ở cũ, công trình và không gian công cộng, chỉnh trang, đổi mới đô thị, hướng tới phát triển đô thị Hà Nội nhân văn và bền vững hơn.

Cần tạo ra sự bình đẳng

Chung cư cũ là một dấu ấn đậm nét trong kiến trúc của Thủ đô. Xin ông cho biết, thiết kế kiến trúc của các chung cư cũ khi cải tạo cần lưu ý đến những yếu tố nào để phù hợp với đặc thù lịch sử, văn hóa; tổng thể kiến trúc Thủ đô?

- Tuy là những công trình được xây dựng đã lâu, đến nay xuống cấp nhiều, làm giảm chất lượng sống của cư dân, song cần nhìn nhận những giá trị của chung cư cũ Hà Nội tại thời điểm chúng được đưa vào sử dụng. Cụ thể, chung cư cũ có tính đại chúng: đề cao tính phổ cập, tính nhân văn của cuộc sống XHCN; có tính bình đẳng xã hội: coi trọng tính dân chủ, bình đẳng, bình quân xã hội; có tính phi lợi nhuận: đặt mục đích phục vụ dân sinh lên hàng đầu mà xem nhẹ yếu tố kinh doanh, ưu tiên lợi ích cộng đồng, chú trọng đến nhà ở và cơ sở hạ tầng dân sinh; có tính điển hình: các công trình thời kỳ này được nghiên cứu điển hình hóa để xây dựng đại trà, vật liệu tuy hạn chế, nhưng kỹ thuật xây dựng và thi công đã có bước tiến bộ theo thời gian, là tiền đề phát triển các kiểu nhà ở mới sau này; hình thành một lối sống mới, cách thức tổ chức cộng đồng cư dân kiểu mới so với thời kỳ trước.

Tiếp nối những giá trị kể trên, kiến trúc của các chung cư cũ khi cải tạo cần chú ý khai thác, kế thừa những yếu tố trên, song phải cập nhật, đổi mới để phù hợp với nhu cầu đời sống của ngày nay.

Xin ông chia sẻ cụ thể hơn về những yếu tố cần lưu ý khi cải tạo chung cư cũ để phù hợp nhu cầu đời sống hiện nay?

- Chung cư khi cải tạo cần tạo ra sự bình đẳng trong tiếp cận các không gian chức năng, tiện ích công cộng của khu chung cư/khu đô thị. Mật độ xây dựng hợp lý, việc cải tạo, xây ốp, xây chen, xây mới cần bảo đảm tỷ lệ không gian mở cân đối, mật độ hợp lý, chú trọng sự cân bằng sinh thái và giá trị nhân văn trong kiến trúc - đô thị. Tăng diện tích bình quân đầu người phải tỷ lệ thuận với tăng chất lượng sống cho cư dân. Tổ chức mặt bằng căn hộ hợp lý, thích ứng với điều kiện khí hậu nhiệt đới. Khuyến khích tổ chức không gian mở và gắn kết với thiên nhiên đối với nhà ở thấp tầng khi cải tạo.

Nhà cao tầng xây mới tại vị trí các chung cư cũ đã xuống cấp đến mức không thể cải tạo, sử dụng các tầng cao để tạo ra không gian công cộng như công viên, sân chơi, hoặc khu vườn cộng đồng, tích hợp các dịch vụ đời sống, không gian văn hóa cộng đồng để tạo môi trường sống tiện dụng và nhân văn cho cư dân tái định cư và cư dân mới.

Tạo sinh kế tại chỗ thông qua tổ chức kết hợp không gian công cộng và dịch vụ. Tạo ra các kết nối văn hóa và xã hội nội khu và với các khu vực đô thị lân cận, bảo đảm duy trì liên tục các đặc tính và hoạt động văn hóa, đời sống cộng đồng tại các khu chung cư/khu tập thể cũ cải tạo/xây mới. Xanh hóa các không gian ở, không gian công cộng/khu vực tiện ích cộng đồng. Khuyến khích sử dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng trên quy mô căn hộ và quy mô tòa nhà. Khai thác những yếu tố mỹ thuật, trang trí truyền thống để công trình có thể biểu đạt các giá trị văn hóa sâu sắc của Hà Nội, góp phần tạo nên cảm xúc nhân văn cho chung cư sau cải tạo/xây mới. Quy hoạch mạng lưới giao thông công cộng thông minh, bảo đảm khả năng tiếp cận và cơ hội phát triển đồng đều của các khu tập thể/khu chung cư cũ với các khu vực/ khu phố khác trong TP.

Những yếu tố trên cũng có thể được tham khảo để áp dụng cho thiết kế, phát triển các khu chung cư mới, tất cả đều phải hướng tới mục đích cải thiện chất lượng sống của người dân, chỉnh trang và làm đẹp hơn đô thị Hà Nội, hướng tới sự bình đẳng và phát triển/tái phát triển đồng đều giữa các khu vực đô thị.

Xin cảm ơn ông!

Cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội: Làm theo cách cũ khó có kết quả mới

Cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội: Làm theo cách cũ khó có kết quả mới

Kỹ thuật cải tạo chung cư cũ của Nhật Bản, Đức và Pháp

Kỹ thuật cải tạo chung cư cũ của Nhật Bản, Đức và Pháp

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Khu kinh tế Vân Phong lập tổ chuyên trách hỗ trợ các nhà đầu tư chiến lược

Khu kinh tế Vân Phong lập tổ chuyên trách hỗ trợ các nhà đầu tư chiến lược

14 Jul, 08:27 AM

Kinhtedothi - Với mục tiêu thu hút vốn lớn, tháo gỡ điểm nghẽn thủ tục và đồng hành cùng doanh nghiệp, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong (Khánh Hòa) vừa thành lập Tổ công tác chuyên trách hỗ trợ các dự án trọng điểm. Mô hình “một cửa tại chỗ, chuyên trách, đồng hành” được kỳ vọng sẽ tạo cú hích cho Khu kinh tế động lực này bứt phá, hiện thực hóa tham vọng trở thành trung tâm công nghiệp, năng lượng và bất động sản du lịch quy mô khu vực.

Vì sao bất động sản Đông Bắc TP Hồ Chí Minh trở thành tâm điểm mới, hấp dẫn nhà đầu tư?

Vì sao bất động sản Đông Bắc TP Hồ Chí Minh trở thành tâm điểm mới, hấp dẫn nhà đầu tư?

12 Jul, 06:07 PM

Kinhtedothi - Sau quá trình sáp nhập mở rộng không gian phát triển, khu vực Đông Bắc TP Hồ Chí Minh gồm Thủ Đức, Dĩ An, Thuận An và các vùng giáp ranh Bình Dương – đang nổi lên là một “cực tăng trưởng” bất động sản hấp dẫn bậc nhất phía Nam. Không chỉ nhờ vị trí chiến lược, khu vực này còn ghi điểm nhờ hạ tầng đồng bộ, kết nối vùng hiệu quả và định hướng phát triển thành đô thị thông minh tích hợp đa chức năng.

Bất động sản Khánh Hòa bật tăng sau sáp nhập, cẩn trọng "bong bóng" giá đất

Bất động sản Khánh Hòa bật tăng sau sáp nhập, cẩn trọng "bong bóng" giá đất

09 Jul, 09:31 AM

Kinhtedothi - Sau khi chính thức sáp nhập Ninh Thuận vào Khánh Hòa, thị trường bất động sản (BĐS) Khánh Hòa mới nhanh chóng trở thành một trong những điểm sáng thu hút nhà đầu tư tại Nam Trung Bộ nhờ quỹ đất ven biển mở rộng và hạ tầng ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, giá đất một số khu vực liên tục lập đỉnh so với thu nhập của người dân.

Giải pháp để thị trường bất động sản lành mạnh

Giải pháp để thị trường bất động sản lành mạnh

08 Jul, 05:04 AM

Kinhtedothi - Tại hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết trong việc rà soát và hoàn thiện chính sách thuế đối với đất đai, đặc biệt với tình trạng đất bỏ hoang, đất chậm hoặc không đưa vào sử dụng hiệu quả.

Bảng giá đất mới: Cần lộ trình bài bản và khoa học

Bảng giá đất mới: Cần lộ trình bài bản và khoa học

08 Jul, 05:02 AM

Kinhtedothi - Thị trường bất động sản (BĐS) đang bước vào giai đoạn chuyển mình với những biến động lớn về bảng giá đất tại nhiều địa phương. Sự thay đổi này được kỳ vọng sẽ góp phần giúp thị trường trở nên minh bạch và chuyên nghiệp, nhưng cũng đặt ra hàng loạt thách thức, đòi hỏi một lộ trình điều chỉnh hợp lý.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ