Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Khó giải quyết bất ổn

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngay sau khi Syria ấn định ngày bầu cử Tổng thống chính thức vào ngày 3/6 tới, nhiều nhà phân tích người lo ngại cuộc bầu cử sẽ khiến mọi nỗ lực nhằm bình ổn Syria lâm vào bế tắc.

Theo thông báo của Quốc hội Syria, các ứng cử viên có thể đệ đơn xin tranh cử tới Tòa án Hiến pháp trong vòng 10 ngày kể từ ngày 22/4. Cuộc bầu cử trong nước sẽ diễn ra vào ngày 3/6, trong khi người Syria ở nước ngoài sẽ bỏ phiếu vào ngày 28/5. Dù Tổng thống Bashar al-Assad chưa xác nhận liệu có tiếp tục ra tranh cử cho nhiệm kỳ Tổng thống thứ ba hay không nhưng Mỹ và EU đã lên tiếng bác bỏ kế hoạch bầu cử này của Syria, cho rằng kế hoạch này không khác gì cách chế nhạo sự dân chủ. Đặc phái viên Liên Hợp quốc về Syria, ông Lakhdar Brahimi nhận định kế hoạch này càng khiến phe đối lập không muốn thảo luận thêm với chính quyền Tổng thống Assad.

Trên thực tế, một trong những điều kiện để ứng cử viên được ra tranh cử Tổng thống là họ phải sống ở Syria liên tục trong ít nhất 10 năm gần đây. Đây là quy định mới được bổ sung trong luật bầu cử Syria. Nó càng làm tăng khoảng cách giữa Chính phủ Syria và phe đối lập vì phần lớn các nhà lãnh đạo đối lập hiện đang lưu vong. Hơn nữa, để 6,5 triệu người Syria phải bỏ nhà cửa để tránh bạo lực, trong đó có 2,7 triệu người đang sống ở các trại tị nạn, được đăng ký tham gia bầu cử cũng là vấn đề nan giải. Trong khi đó, dù gần đây, quân đội Chính phủ đã giành ưu thế tại một số khu vực nhưng quân nổi dậy vẫn áp đảo phần lớn lãnh thổ. Vì thế, khả năng tổ chức bầu cử ở những nơi này là rất khó xảy ra. Nếu có, nhiều khả năng sẽ xảy ra các vụ bạo lực do các lực lượng đối lập cực đoan thực hiện nhằm phá hoại tiến trình bầu cử.

Syria đang trong giai đoạn nhạy cảm với những diễn biến có thể khiến tình hình tại quốc gia Trung Đông lâm vào tình trạng bất ổn hơn và đòi hỏi sự nỗ lực hơn nữa của cộng đồng quốc tế.