Động lực phát triển mớiNhìn lại thời gian qua có thể thấy, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khai thác và tận dụng hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trí tuệ, tiềm năng “chất xám” của đội ngũ trí thức, các trường ĐH và CĐ, viện nghiên cứu, đưa TP trở thành TP đổi mới sáng tạo, TP khởi nghiệp. Đồng thời, khẳng định vai trò là trung tâm hàng đầu về khoa học công nghệ, thể hiện qua quy mô về tiềm lực, cường độ đầu tư và kết quả hoạt động. Nhiều kết quả nổi bật có thể kể ra như, TP đã đầu tư xây dựng, đưa vào hoạt động Vườn ươm DN công nghệ thông tin đổi mới sáng tạo Hà Nội từ tháng 1/2017. Hoàn thành dự án đầu tư cơ sở hạ tầng với trang thiết bị, công nghệ hiện đại của TP tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc… TP cũng đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ DN, DN khởi nghiệp sáng tạo thông qua việc triển khai các đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm có giá trị thực tiễn và khả năng thương mại hóa cao; hỗ trợ các DN phát triển ý tưởng, hoàn thiện công nghệ, phát triển sản phẩm mới. Phong trào khởi nghiệp sáng tạo bước đầu đã lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội… Cùng với đó, TP đang đẩy mạnh hoàn thành xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới hình thành chính quyền số TP Hà Nội; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 phấn đấu đạt 100%; vận hành, khai thác hiệu quả Trung tâm dữ liệu TP, kết nối đồng bộ, liên thông các cơ sở dữ liệu về dân cư, cán bộ, đất đai, hạ tầng kỹ thuật, môi trường, năng lượng….
Với Chương trình số 07-CTr/TU về “Ðẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021 - 2025”, có thể nói vai trò quan trọng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đã được nâng tầm, được khẳng định sẽ là động lực phát triển mới.
Cụ thể hóa để triển khaiChương trình số 07-CTr/TU đề ra mục tiêu chung, 5 mục tiêu cụ thể, bảy chỉ tiêu và 4 yêu cầu về phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên địa bàn TP giai đoạn tới. Trong số các chỉ tiêu cụ thể được đặt ta, TP phấn đấu tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên tổng sản phẩm nông nghiệp đạt hơn 70%; tỷ trọng kinh tế số chiếm khoảng 30% GRDP; DN có hoạt động đổi mới sáng tạo đạt hơn 50%...
Ðể thực hiện các mục tiêu này, trong thời gian tới, TP tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, nhất là Chiến lược phát triển lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, gồm cả các chính sách từ T.Ư và chính sách đặc thù của TP. Phát triển thị trường khoa học và công nghệ, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nhằm tạo kết nối giữa người dân, cơ quan quản lý, DN, các viện nghiên cứu, trường đại học, các chuyên gia… TP dự kiến sẽ triển khai nhiều giải pháp quan trọng khác như, hình thành và phát triển nền tảng đổi mới sáng tạo mở để tăng cường liên kết, kết nối hạ tầng nghiên cứu của các tổ chức khoa học và công nghệ T.Ư, các tập đoàn, DN nhằm tạo lập môi trường phát triển và thử nghiệm các công nghệ mới. Nâng cao năng lực và hiệu quả của hệ thống đổi mới sáng tạo; tiếp tục quan tâm phát triển mạnh hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Thủ đô…
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã nhấn mạnh, các đơn vị cần thực hiện quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm trong triển khai chương trình này. Qua đó từng bước xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao và phát triển công nghệ hàng đầu của cả nước, tiến tới là trung tâm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của khu vực Ðông - Nam Á trong một số lĩnh vực.
Với vai trò là cơ quan thường trực Chương trình số 07-CTr/TU, Sở KH&CN Hà Nội sẽ xây dựng các đề án, dự án, chuyên đề, chương trình công tác để cụ thể hóa việc thực hiện có trọng tâm, trọng điểm... bảo đảm hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của chương trình, tạo nền tảng, có tính kế thừa cho việc tiếp tục triển khai ở những giai đoạn tiếp theo.Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn |