Khoảng 3.700 người thiệt mạng vì biến đổi khí hậu
Báo cáo nhấn mạnh sự gia tăng nguy cơ thời tiết khắc nghiệt do con người gây ra và kêu gọi các quốc gia chuẩn bị tốt hơn để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu trong năm 2025. Tiến sĩ Friederike Otto, đứng đầu WWA, cảnh báo hiện tượng nóng lên toàn cầu đã đạt mức đáng báo động và gây ra những thảm họa kinh hoàng trong năm 2024.
Theo báo cáo, thế giới đã trải qua trung bình thêm 41 ngày nắng nóng nguy hiểm trong năm 2024, kết quả của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Hàng triệu người đang phải đối mặt với đợt nắng nóng khóc liệt nhất trong hơn 30 năm qua.

Các nhà khoa học cảnh báo nếu thế giới không từ bỏ dầu mỏ, khí đốt và than đá, số ngày nắng nóng nguy hiểm sẽ tiếp tục gia tăng mỗi năm, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.
Nhiệt độ cao còn dẫn đến hạn hán, cháy rừng, bão và lũ lụt. Các nhà khoa học phát hiện biến đổi khí hậu là nguyên nhân chính dẫn đến các thảm họa tàn khốc trong năm 2024, như: lũ lụt ở Sudan, Nigeria và các quốc gia lân cận khiến ít nhất 2.000 người thiệt mạng và hàng triệu người phải di dời, bão Helene tại Mỹ khiến 230 người thiệt mạng, phá hủy nhiều nhà cửa, hay hạn hán tại Amazon đe dọa hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới.
Để đối phó với thách thức ngày càng gia tăng, báo cáo đưa ra bốn giải pháp chính cho năm 2025, bao gồm: nhanh chóng giảm thiểu sử dụng nhiên liệu hóa thạch, cải thiện hệ thống cảnh báo sớm nhằm bảo vệ cộng đồng trước thời tiết cực đoan, báo cáo kịp thời các ca tử vong do nắng nóng, tăng cường hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu.

COP29: lộ diện những quốc gia đứng đầu về chống biến đổi khí hậu
Kinhtedothi - Tại COP29, báo cáo Chỉ số Hiệu suất Biến đổi Khí hậu (CCPI) đã được công bố, ghi nhận Đan Mạch, Hà Lan và Vương quốc Anh là những quốc gia dẫn đầu trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu.

"Chìa khóa" cho các công trình thích ứng với biến đổi khí hậu
Kinhtedothi-Nhờ thiết kế có thể tích hợp với mọi điều kiện thời tiết và sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, các tòa nhà hiệu suất cao đang đi đầu trong xu hướng xây dựng bền vững, bảo tồn tài nguyên và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thỏa thuận lịch sử về phòng chống biến đổi khí hậu có thực sự hiệu quả?
Kinhtedothi - Thỏa thuận này là một trong những nỗ lực nhằm giúp các quốc gia nghèo vượt qua những thách thức của biến đổi khí hậu.