Khoảng 70.000 người tham dự lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2022

Trung Vũ
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Sau hơn 2 năm tạm dừng tổ chức do ảnh hưởng dịch Covid-19, lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2022 ước tính đón khoảng 70.000 lượt khách hành hương, tham quan.

Lễ hội Tháp Bà Ponagar được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội Tháp Bà Ponagar được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Tháp Bà Ponagar diễn ra hàng năm từ ngày 20-23/3 Âm lịch (21-23/4) tại di tích Tháp Bà Ponagar, thuộc phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang, Khánh Hòa. Đây là lễ hội được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và là lễ hội truyền thống lớn của tỉnh Khánh Hòa. 

Trao đổi với phóng viên Kinh tế&Đô thị, ông Nguyễn Tuấn Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa - đơn vị quản lý Tháp Bà Ponagar cho biết, sau hơn hai năm tạm dừng lễ hội do ảnh hưởng dịch Covid-19, năm nay lễ hội được tổ chức trở lại nhưng hạn chế một số chương trình để phòng, chống dịch.

Theo thống kê có khoảng 100 đoàn khách đăng ký dự lễ. Ước tính lễ hội năm đón khoảng 70.000 lượt khách hành hương, tham quan. Trong đó, có gần 4.000 đồng bào dân tộc Chăm tại địa phương và các tỉnh lân cận về với lễ hội.

Sáng 21/4, ngày đầu của lễ hội, Tháp Bà Ponagar đã đón hàng nghìn lượt khách đến dâng lễ và tham quan. Tháp Bà Ponagar  là công trình tâm linh ý nghĩa, người Chăm thờ Thánh Mẫu Thiên Y Ana.
Sáng 21/4, ngày đầu của lễ hội, Tháp Bà Ponagar đã đón hàng nghìn lượt khách đến dâng lễ và tham quan. Tháp Bà Ponagar  là công trình tâm linh ý nghĩa, người Chăm thờ Thánh Mẫu Thiên Y Ana.
Người dân xếp hàng để được vào tháp chính dâng lễ.
Người dân xếp hàng để được vào tháp chính dâng lễ.
Trong buổi sáng đầu tiên của lễ hội, ban tổ chức thực hiện lễ Thay y tại tháp chính. Theo nghi lễ, vị chủ tế dâng trầm hương, nhang, hoa, trái cây và khấn vái. Sau đó, các thành viên trong Ban nghi lễ thay xiêm y, mũ miện để tắm tượng. Nước dùng để tắm tượng được nấu từ rượu với nước và thả các cánh hoa có hương thơm gồm 5 loại. 
Trong buổi sáng đầu tiên của lễ hội, ban tổ chức thực hiện lễ Thay y tại tháp chính. Theo nghi lễ, vị chủ tế dâng trầm hương, nhang, hoa, trái cây và khấn vái. Sau đó, các thành viên trong Ban nghi lễ thay xiêm y, mũ miện để tắm tượng. Nước dùng để tắm tượng được nấu từ rượu với nước và thả các cánh hoa có hương thơm gồm 5 loại. 
Nhiều gia đình đồng bào Chăm có mặt từ rất sớm tại khuôn viên Tháp Bà Ponagar để làm Lễ Tạ ơn do được Thánh Mẫu che chở và ban nhiều ơn phước trong năm qua. 
Nhiều gia đình đồng bào Chăm có mặt từ rất sớm tại khuôn viên Tháp Bà Ponagar để làm Lễ Tạ ơn do được Thánh Mẫu che chở và ban nhiều ơn phước trong năm qua. 
Lễ hội Tháp Bà Ponagar là một trong những lễ lớn của dân tộc Chăm. 
Lễ hội Tháp Bà Ponagar là một trong những lễ lớn của dân tộc Chăm. 
Ông Phạm Đồng (60 tuổi, ngụ TP Đà Nẵng) cho biết, ông và gia đình thờ  Thánh Mẫu nên năm nào cũng tới Khánh Hòa dịp này. "Những năm trước do ảnh hưởng dịch bệnh nên chúng tôi chỉ đi đại diện để vào Tháp Bà Ponagar tạ ơn  Thánh Mẫu. Năm nay, dịch bệnh thuyên giảm nên đoàn chúng đi được nhiều hơn" - ông Phạm Đồng cho biết.
Ông Phạm Đồng (60 tuổi, ngụ TP Đà Nẵng) cho biết, ông và gia đình thờ  Thánh Mẫu nên năm nào cũng tới Khánh Hòa dịp này. "Những năm trước do ảnh hưởng dịch bệnh nên chúng tôi chỉ đi đại diện để vào Tháp Bà Ponagar tạ ơn  Thánh Mẫu. Năm nay, dịch bệnh thuyên giảm nên đoàn chúng đi được nhiều hơn" - ông Phạm Đồng cho biết.
Nhiều người Kinh cũng tạ ơn Thánh Mẫu sau một năm mạnh khỏe và phát đạt bằng những lễ vật truyền thống.
Nhiều người Kinh cũng tạ ơn Thánh Mẫu sau một năm mạnh khỏe và phát đạt bằng những lễ vật truyền thống.
Lễ hội cũng thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan.
Lễ hội cũng thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan.
Du khách nước ngoài cũng thích thú ghi lại những hình ảnh đặc biệt tại lễ hội. 
Du khách nước ngoài cũng thích thú ghi lại những hình ảnh đặc biệt tại lễ hội. 
Di tích Tháp Bà Ponagar là công trình kiến trúc, nghệ thuật của Vương quốc Chăm pa cổ. Hiện khu di tích còn lại 5 công trình kiến trúc ở hai mặt bằng. Trong đó, tháp chính cao khoảng 23m. Theo các nhà nghiên cứu, niên đại của tháp chính được xây dựng lần đầu tiên vào các năm 813 - 817 và trải qua những biến cố của lịch sử, tháp đã được xây dựng lại vào khoảng giữa thế kỷ XI.
Di tích Tháp Bà Ponagar là công trình kiến trúc, nghệ thuật của Vương quốc Chăm pa cổ. Hiện khu di tích còn lại 5 công trình kiến trúc ở hai mặt bằng. Trong đó, tháp chính cao khoảng 23m. Theo các nhà nghiên cứu, niên đại của tháp chính được xây dựng lần đầu tiên vào các năm 813 - 817 và trải qua những biến cố của lịch sử, tháp đã được xây dựng lại vào khoảng giữa thế kỷ XI.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần