80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

15 năm thực hiện Nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc hội

Khơi dậy tinh thần sáng tạo trong đội ngũ công chức, viên chức, người lao động

Kinhtedothi-Suốt 15 năm qua, nhiều tấm gương Công nhân giỏi Thủ đô hiện hữu trên mọi lĩnh vực, với nhiều sáng kiến sáng tạo; góp phần cùng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.

Khơi dậy ý thức trách nhiệm, vì sự phát triển của Thủ đô

Giai đoạn 2008 -2023 đánh dấu chặng đường 15 năm thực hiện Nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc hội “về điều chỉnh địa giới hành chính Hà Nội và một số tỉnh liên quan”, cũng là chặng đường 15 triển khai thực hiện Chương trình hành động số 32-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Trong đó, để triển khai, LĐLĐ TP Hà Nội đã xây dựng Quy chế xét tặng danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”. Quy chế này được ban hành trong thời điểm Hà Nội bắt đầu thực hiện mở rộng địa giới hành chính, trải qua 15 năm thực hiện, đến nay phong trào thi đua lao động giỏi, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” đã được các cấp Công đoàn và CNLĐ Thủ đô tích cực triển khai, hưởng ứng. Danh hiệu được duy trì, phát triển đến nay đã thực sự đi vào chiều sâu và có ý nghĩa lan tỏa rất sâu sắc; là niềm tự hào và mục tiêu phấn đấu của các thế hệ công nhân Thủ đô.

Thông tin về kết quả thực hiện phong trào “Công nhân giỏi Thủ đô” giai đoạn 2008 - 2023, Chủ tịch Liên đoàn lao động TP (LĐLĐ) Hà Nội Phạm Quang Thanh cho biết, các phong trào thi đua yêu nước do LĐLĐ TP triển khai, phát động trong những năm qua có nhiều chuyển biến về chất lượng; tạo không khí thi đua sôi nổi rộng khắp, khơi dậy ý thức trách nhiệm, tinh thần sáng tạo trong đội ngũ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ), góp phần hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô và đất nước.

Hà Nội tuyên dương Công nhân giỏi Thủ đô năm 2023 

Từ thực tiễn phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến xuất sắc được biểu dương khen thưởng, đã có 384.858 lượt CNLĐ đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” cấp cơ sở; 19.464 lượt “Công nhân giỏi” cấp trên cơ sở và 1.789 Công nhân đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”.

Đáng chú ý, trong 15 năm qua, nhiều tấm gương công nhân giỏi hiện hữu trên mọi lĩnh vực, ở tất cả các lứa tuổi được tôn vinh xứng đáng. Đây là những là những tấm gương tiêu biểu, cần cù trong lao động, nhiều sáng kiến sáng tạo; góp phần cùng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả, xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh.

Từ những năm đầu phát động, số doanh nghiệp hưởng ứng và CNLĐ được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” chủ yếu tập trung tại doanh nghiệp Nhà nước và công ty cổ phần có vốn Nhà nước chi phối. Hiện nay phong trào thi đua đã có chuyển biến, mở rộng và tập trung chủ yếu ở khối các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Riêng năm 2023, toàn TP có 56.500 CNLĐ được công nhận danh hiệu Công nhân giỏi cấp cơ sở; 1.655 CNLĐ được công nhận “Công nhân giỏi” cấp trên cơ sở” thì ở khu vực doanh nghiệp FDI chiếm tỷ lệ 35% số công nhân được tuyên dương.

Hội thi thợ giỏi TP Hà Nội năm 2023

Xây dựng đội ngũ công nhân trình độ cao

Theo Chủ tịch LĐLĐ TP, nét đặc trưng của hầu hết các cá nhân đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” trong  những năm qua là những người miệt mài trong lao động, không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt để tiếp cận, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, phát huy nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có giá trị cao; quan tâm chăm lo bồi dưỡng, kèm cặp, truyền thụ kinh nghiệm quý báu được tích lũy trong quá trình làm thợ cho những thế hệ công nhân kế tiếp.

Thống kê cho thấy, năm 2023, trong số công nhân giỏi Thủ đô được tuyên dương thì số công nhân Bậc 3,4,5 đạt danh hiệu chiếm trên 60%; công nhân có trình độ tay nghề bậc 6, 7 chiếm tỷ lệ trên 35%; một số CNLĐ đạt các giải cao tại Hội thi tay nghề toàn quốc, ngành và địa phương. Từ những tấm gương điển hình tiên tiến cấp cơ sở và cấp trên cơ sở, Ban thường vụ LĐLĐ TP Hà Nội đã lựa chọn quyết định tặng Bằng công nhận cho 100 CNLĐ đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” năm 2023.

Các cá nhân đạt giải thưởng luôn sống, lao động, cống hiến với những suy nghĩ giản đơn là làm tốt công việc, làm những gì hữu ích cho công ty, cho Thủ đô là trách nhiệm tự nhiên của người lao động. Từ những cống hiến vì sự phát triển tại đơn vị, đã có nhiều công nhân được đề bạt giữ những chức vụ lãnh đạo quản lý doanh nghiệp.

Chủ tịch LĐLĐ TP Phạm Quang Thanh chia sẻ, ngay từ lần đầu tiên tổ chức danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô” đã nhận được sự quan tâm đồng thuận của cả hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và người lao động. Thông qua giải thưởng, phong trào thi đua “Lao động giỏi, Lao động sáng tạo” được các cấp công đoàn từng bước đổi mới và đẩy mạnh với nhiều hình thức, nội dung phong phú; sát với thực tiễn sản xuất kinh doanh, công tác của đơn vị, địa phương và ngành; tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp trong công nhân, lao động Thủ đô.

Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Phạm Quang Thanh phát biểu tại lễ khai mạc Hội thi thợ giỏi TP Hà Nội năm 2023

Để phong trào thi đua “Công nhân giỏi Thủ đô” nói riêng và phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ nói chung đạt được kết quả cao, trong thời gian tới đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng hơn nữa của mỗi cán bộ Công đoàn Thủ đô, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và đông đảo CNVCLĐ nhằm đáp ứng được xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Đồng thời, các cấp Công đoàn cần hướng về cơ sở, vì đoàn viên, người lao động, động viên sức mạnh to lớn của đội ngũ cán bộ đoàn viên, CNVCLĐ và tổ chức Công đoàn các cấp; Gắn phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ với việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên, CNVCLĐ, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Thường xuyên đổi mới phương thức, nội dung tổ chức phong trào cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị, doanh nghiệp, tập hợp thu hút được đông đảo CNVCLĐ nhiệt tình tham gia.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Chủ tịch UBND phường Hai Bà Trưng: Phát huy tốt nhất nguồn lực, lợi thế mới sau sắp xếp

Chủ tịch UBND phường Hai Bà Trưng: Phát huy tốt nhất nguồn lực, lợi thế mới sau sắp xếp

16 Jul, 12:54 PM

Kinhtedothi-“Triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, tổ chức bộ máy phường Hai Bà Trưng bước đầu đi vào vận hành đồng bộ; hoạt động tiếp công dân, giải quyết thủ tục hành chính được duy trì thông suốt; đặc biệt tạo được đồng thuận trong Nhân dân, ổn định tư tưởng cán bộ, công chức và phát huy tốt nhất nguồn lực, lợi thế mới sau sắp xếp”- Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Hai Bà Trưng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định khi trao đổi với phóng viên Báo Kinh tế & Đô thị.

Bắc Ninh: ổn định tổ chức, vận hành hiệu quả chính quyền mới tại hai xã Xuân Cẩm và Hoàng Vân

Bắc Ninh: ổn định tổ chức, vận hành hiệu quả chính quyền mới tại hai xã Xuân Cẩm và Hoàng Vân

08 Jul, 04:08 PM

Kinhtedothi-Theo thông tin từ UBND tỉnh Bắc Ninh, hai xã Hoàng Vân và Xuân Cẩm sau khi được thành lập theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã chính thức đi vào vận hành bộ máy chính quyền mới. Công tác ổn định tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ và triển khai nhiệm vụ được tiến hành kịp thời, đồng bộ, đúng quy định, đảm bảo hoạt động hiệu quả ngay từ những ngày đầu.

Sớm hoàn thiện căn cứ để xác định mức thu học phí trường chất lượng cao tại Hà Nội

Sớm hoàn thiện căn cứ để xác định mức thu học phí trường chất lượng cao tại Hà Nội

07 Jul, 01:40 PM

Kinhtedothi - Đoàn giám sát của Ban Văn hóa - Xã hội, HĐND TP Hà Nội đề nghị các trường thực hiện theo mô hình giáo dục chất lượng cao (CLC) khẩn trương xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật làm cơ sở xác định, trình phê duyệt mức thu học phí năm học 2025 - 2026 và các năm học tiếp theo bảo đảm theo quy định.

Thúc đẩy chủ động, năng động và sáng tạo

Thúc đẩy chủ động, năng động và sáng tạo

07 Jul, 04:48 AM

Kinhtedothi - Thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp càng đòi hỏi cán bộ gần dân, sát dân hơn, bởi đây là yêu cầu tất yếu, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phục vụ người dân tốt hơn. Việc tiếp tục thúc đẩy học và làm theo từ tưởng của Bác là nền tảng hành động để thúc đẩy sự chủ động, năng động và sáng tạo, giúp chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề của người dân một cách nhanh chóng và kịp thời.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ