Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khởi động đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam

Kinhtedothi - Sáng 26/2, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam đã khởi động đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam.

Đây là một đề án khoa học lớn nhất bao quát mọi lĩnh vực khoa học, quy tụ hơn 300 nhà khoa học hàng đầu Việt Nam tại 37 chuyên ngành khoa học. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sẽ là Chủ tịch Hội đồng biên soạn.

Bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam sẽ đồ sộ, chuyên sâu hơn từ điển Bách khoa Việt Nam.

Theo GS.TS Vũ Quang Côn: “Trong ngành sinh học, trước đây chỉ có một vài cuốn từ điển, chưa bao quát đầy đủ giá trị khái niệm của ngành. Trong khi đó, các vấn đề sức khỏe bệnh tật đang ngày càng phức tạp rất cần sự nghiên cứu sâu sắc của ngành sinh học. Chính vì vậy, chúng tôi rất vui mừng khi đề án Bách khoa toàn thư Việt Nam thực hiện để tổng hợp những nghiên cứu quan trọng của ngành”. Tuy nhiên, theo tham vọng của các nhà khoa học, “Bách khoa toàn thư Việt Nam không chỉ là những nghiên cứu khoa học đơn lẻ mà phải có sự hợp tác giữa các ngành khoa học để đạt được mục tiêu bộ bách khoa là công trình khoa học có hệ thống hoàn chỉnh hài hòa nhất. Hiện nay, 2 ngành vật lý và công nghệ thông tin sẽ kết hợp thực hiện những lĩnh vực có liên quan” - GS.TS Nguyễn Văn Hiệu nhấn mạnh. Đặc biệt, theo GS Trần Đức Cường, đặc điểm ngành khoa học xã hội nhân văn có liên quan mật thiết với nhau. Cùng nội dung, nhân vật nhưng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành. Ví dụ như nhân vật Lê Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Hồ Chí Minh đấy là đối tượng biên soạn của lịch sử, chính trị, văn hóa, văn học… Chính vì vậy không thể không hợp tác nghiên cứu. Ngoài ra, nhiệm vụ của Bách khoa toàn thư Việt Nam phải chuyển tải được ngôn ngữ khoa học phức tạp sang ngôn ngữ nhiều người tự đọc, tự học được.

Bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam sẽ tổng hợp, bao quát các lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học nhân văn, văn hóa nghệ thuật, khoa học tự nhiên và công nghệ, an ninh và quốc phòng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế, nâng cao trình độ văn hóa khoa học của Nhân dân, góp phần giao lưu văn hóa thế giới. Bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam sẽ bao gồm 70% là tri thức Việt Nam và 30% là tri thức thế giới. Hội đồng chỉ đạo biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập từ ngày 15/2/2017. Cho đến nay, ngoài việc bổ nhiệm 37 Trưởng ban biên soạn chuyên ngành, các tổ chức chuyên môn của đề án đã được thành lập và đi vào hoạt động. Năm 2017 là năm khởi đầu hoạt động của các ban biên soạn chuyên ngành với nhiệm vụ xây dựng đề cương các quyển chuyên ngành.

Giá trị của bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam đem lại cho giới nghiên cứu và bạn đọc là điều dễ nhận thấy. Tuy nhiên, đây là công trình khoa học đồ sộ nên không dễ hoàn thành trong một sớm một chiều. Cũng phải mất 2 năm từ sau quyết định thành lập của Thủ tướng đến khi khởi động đề án biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam. Thực tế, cách đây 20 năm, gần 1.000 nhà khoa học dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong vai trò Chủ tịch danh dự cũng mất hơn 10 năm mới hoàn thành bộ từ điển Bách khoa Việt Nam. Chính vì vậy, tại buổi khởi động đề án Bách khoa toàn thư Việt Nam, nhiều nhà khoa học lo ngại họ đã ở tuổi gần đất xa trời, sẽ không kịp nhìn thấy đứa con tinh thần của mình ra đời. Song, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng – Phó Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo, Chủ nhiệm đề án yêu cầu thời gian hoàn thành các chuyên ngành khác nhau nhưng không được quá 5 năm phải hoàn thành bộ Bách khoa toàn thư Việt Nam.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

Các đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam thành phố Hà Nội sau Kỳ họp thứ 9

11 Jul, 03:21 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, tại Trụ sở UBND xã Thường Tín, Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội (Đơn vị bầu cử số 9) đã có buổi tiếp xúc cử tri 28 xã khu vực phía Nam TP sau khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp. Cuộc tiếp xúc cử tri được tổ chức theo hình thức trực tuyến từ điểm cầu chính tại xã Thường Tín kết nối với các điểm cầu tại các xã.

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

Lập 3 tổ công tác đặc biệt tháo gỡ điểm nghẽn, giải ngân vốn đầu tư công

11 Jul, 11:49 AM

Kinhtedothi - Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tháo gỡ điểm nghẽn cho doanh nghiệp và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành quyết định thành lập 3 tổ công tác đặc biệt, tập trung chỉ đạo xuyên suốt theo từng lĩnh vực, từng địa bàn.

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

Thủ tướng: Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

11 Jul, 08:29 AM

Kinhtedothi - Ngày 10/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai năm 2024.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ