Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Khởi sự doanh nghiệp vẫn là thách thức

Kinhtedothi - Việc gia nhập cũng như dừng hoạt động của DN trong nền kinh tế thị trường là bình thường.
Đối với các nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam thì việc đó càng khó tránh khỏi.
Các chỉ số thống kê cho thấy, cùng với việc số lượng DN thành lập mới trong 4 tháng đầu năm nay tăng 14% so với cùng kỳ năm 2016, số DN tạm ngừng hoạt động và giải thể cũng tăng (tương ứng 9% và 7,9%). Từ kết quả này có thể thấy, cùng với việc số lượng DN thành lập mới cũng như DN quay trở lại hoạt động tăng mạnh cũng ghi nhận những tín hiệu khả quan để cả năm 2017 sẽ vượt qua mốc tương ứng của năm 2016. Tổng lượng vốn của các DN đăng ký thành lập mới đã đạt 369,6 nghìn tỷ đồng, tăng 48,9%. Bình quân vốn đăng ký của một DN thành lập mới đạt trên 9,3 tỷ đồng, tăng 30,6% so với cùng kỳ năm trước. Nếu kể cả số vốn tăng thêm (455,7 nghìn tỷ đồng) của các DN đang hoạt động thì tổng lượng vốn đăng ký và bổ sung thêm vào nền kinh tế trong 4 tháng đầu năm 2017 đạt 825,3 nghìn tỷ đồng.
Trong khi đó, nhìn vào thống kê hơn 27.400 DN tạm ngừng hoạt động trong 4 tháng qua có thể thấy phần lớn trong số đó đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn. Nhóm này nếu nỗ lực vươn lên, với sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước, các ngành, các cấp, vẫn có điều kiện quay trở lại hoạt động. Từ thực tế trên cho thấy, nếu đẩy mạnh việc khởi nghiệp, khí thế phát triển DN sẽ tiếp tục trong năm 2017 này.
Song bên cạnh những kết quả tích cực trên, hoạt động khởi nghiệp trong 4 tháng qua cũng có bộc lộ những hạn chế, bất cập và đứng trước những thách thức không nhỏ. Nếu trong “năm khởi nghiệp” 2016, số DN tạm ngừng hoạt động và hoàn tất thủ tục giải thể (73.145 DN), đã giảm 9,7% so với năm 2015 - chấm dứt chuỗi tăng liên tục trong các năm trước, thì 4 tháng đầu năm nay, tính chung số DN giải thể và tạm ngừng hoạt động là 31.457 DN, tăng 8,9%. Nếu so sánh số DN thành lập mới và số giải thể, ngừng hoạt động có thể thấy rõ số DN đang hoạt động tăng không nhiều. Điều này khiến việc thực hiện mục tiêu tối thiểu phải có 1 triệu DN đang hoạt động vào năm 2020 không dễ dàng. Đây là những thách thức trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế thời gian tới.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Quy định mới về bán, thanh lý tài sản công

Quy định mới về bán, thanh lý tài sản công

09 Jul, 08:33 PM

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 186/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Trong đó, Nghị định quy định rõ về bán, thanh lý tài sản công.

Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

09 Jul, 05:56 PM

Kinhtedothi - Tại Văn bản 6352/VPCP-KTTH ngày 9/7/2025, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu các cơ quan chức năng kịp thời ban hành các văn bản hướng dẫn về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

Hà Nội tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

Hà Nội tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công năm 2025

09 Jul, 04:43 PM

Kinhtedothi - Tiếp tục kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, chiều 9/7, Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và thu, chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2025 đã được HĐND TP Hà Nội thông qua.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ