Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nghị quyết 66 - NQ/TW của Bộ Chính trị:

Khơi thông pháp luật, kiến tạo thể chế mạnh vì một quốc gia hùng cường

Kinhtedothi - Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị vừa được ban hành ngày 30/4/2025 không chỉ khẳng định vị trí trung tâm của công tác pháp luật trong sự nghiệp phát triển đất nước, mà còn mở ra một chương mới cho tư duy pháp lý kiến tạo...

Đột phá chiến lược, kiến tạo quốc gia phát triển bền vững

Với tinh thần cải cách mạnh mẽ, Nghị quyết 66 nhấn mạnh việc không hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế; đồng thời xác lập hệ thống giải pháp toàn diện nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực chất, hiện đại, hiệu quả

Trong bối cảnh đất nước đang bước vào giai đoạn phát triển mới với nhiều thời cơ và thách thức đan xen, việc hoàn thiện thể chế, nâng cao chất lượng công tác xây dựng và thi hành pháp luật trở thành yêu cầu cấp bách và có tính quyết định. Nhằm đáp ứng yêu cầu đó, ngày 30/4/2025, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW về “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật trong kỷ nguyên mới”, do Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành.

Việt Nam từng bước xây dựng xã hội hạnh phúc bền vững. Ảnh minh hoạ

 Đây là nghị quyết mang tính chiến lược, khẳng định công tác pháp luật không chỉ là một trụ cột quản trị, mà còn là “đột phá của đột phá” để giải phóng nguồn lực, thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững và toàn diện đất nước.

Nghị quyết số 66-NQ/TW xác định mục tiêu rõ ràng: đến năm 2030, Việt Nam sẽ xây dựng được hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch và khả thi, gắn với cơ chế tổ chức thực hiện nghiêm minh, hiệu quả. Tầm nhìn đến năm 2045, hệ thống pháp luật nước ta đạt trình độ hiện đại, chất lượng cao, tiệm cận thông lệ quốc tế, thực sự trở thành nền tảng bảo đảm quyền con người, quyền công dân, cũng như chuẩn mực ứng xử chung của mọi chủ thể trong xã hội.

Lộ trình cụ thể cũng được vạch rõ: năm 2025, cơ bản tháo gỡ các “điểm nghẽn” pháp lý đang cản trở quá trình phát triển; năm 2027, hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với mô hình tổ chức chính quyền 3 cấp; năm 2028, cải thiện mạnh mẽ hệ thống pháp luật về đầu tư - kinh doanh, đưa Việt Nam vào nhóm dẫn đầu ASEAN về môi trường đầu tư.

Để hiện thực hóa những mục tiêu này, Nghị quyết nêu rõ 5 quan điểm chỉ đạo cốt lõi. Đồng thời, đề ra nhiều giải pháp mang tính thực thi như: chuyển đổi số toàn diện trong công tác pháp luật; tăng chi ngân sách cho hoạt động xây dựng pháp luật (tối thiểu đạt 0,5% tổng chi hằng năm và tăng dần theo yêu cầu phát triển); tạo cơ chế tài chính đặc biệt để hỗ trợ quá trình này.

Không hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế, bảo vệ quyền, thúc đẩy sáng tạo và phát triển

Một điểm nhấn xuyên suốt Nghị quyết là việc khẳng định lại nguyên tắc pháp lý tiến bộ: Không hình sự hóa các quan hệ dân sự, kinh tế, hành chính; không dùng biện pháp hành chính để giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh tế. Đây là nền tảng để xây dựng môi trường pháp lý an toàn, thân thiện với người dân, doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Cùng với đó là tư tưởng xuyên suốt “Người dân, doanh nghiệp được làm những gì pháp luật không cấm”, thể hiện bước chuyển từ tư duy kiểm soát sang tư duy phục vụ, kiến tạo và đồng hành. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức vì vậy phải đổi mới tư duy, phát huy tinh thần trách nhiệm, hành động vì lợi ích chung, khắc phục tâm lý sợ sai, sợ trách nhiệm.

Để đảm bảo triển khai đồng bộ, Bộ Chính trị đã quyết định thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật do Tổng Bí thư làm Trưởng ban. Cơ cấu thực hiện được phân công cụ thể:

Đảng ủy Quốc hội: chỉ đạo hoàn thiện pháp luật và tăng cường công tác giám sát thi hành.

Đảng ủy Chính phủ: tổ chức thực hiện, thể chế hóa kịp thời các chủ trương, chỉ đạo Bộ Tư pháp trình Quốc hội ban hành cơ chế, chính sách đặc thù.

Bộ Tư pháp: là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, chủ trì triển khai thực hiện, theo dõi, kiểm tra, định kỳ báo cáo Bộ Chính trị.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội, vận động Nhân dân chấp hành và góp ý xây dựng pháp luật.

Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương: tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức toàn xã hội về pháp luật và văn hóa thượng tôn pháp luật.

Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương: cụ thể hóa chương trình hành động, tăng cường công tác chỉ đạo ở địa phương.

Nghị quyết số 66-NQ/TW thể hiện tầm nhìn chiến lược và quyết tâm chính trị rất cao của Đảng trong việc đổi mới tư duy, cách làm và cơ chế vận hành thể chế pháp luật. Đây là một bước đi then chốt để xây dựng và vận hành Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực chất, hiện đại, vì Nhân dân và do Nhân dân làm chủ.

Khi pháp luật thực sự trở thành công cụ kiến tạo, không chỉ để quản lý mà để phát triển thì thể chế Việt Nam sẽ trở thành một lợi thế cạnh tranh quốc gia. Đó chính là nền móng vững chắc để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hùng cường vào năm 2045.

Công bố quyết định nghỉ công tác đối với Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng Vũ Xuân Viên

Công bố quyết định nghỉ công tác đối với Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng Vũ Xuân Viên

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Những điểm "đặc biệt" về sáp nhập xã ở Quảng Ngãi

Những điểm "đặc biệt" về sáp nhập xã ở Quảng Ngãi

19 Apr, 05:32 PM

Kinhtedothi- Trong 170 xã, phường sắp xếp đơn vị hành chính của Quảng Ngãi, chỉ  duy nhất xã Ba Xa (huyện Ba Tơ) không sáp nhập, hợp nhất vào bất kỳ xã nào. Cũng tại huyện Ba Tơ, sẽ thành lập một xã mới mang tên bác sĩ- liệt sĩ Đặng Thùy Trâm.

Lãnh đạo Quảng Ngãi và Kon Tum họp bàn sáp nhập tỉnh

Lãnh đạo Quảng Ngãi và Kon Tum họp bàn sáp nhập tỉnh

15 Apr, 12:54 PM

Kinhtedothi - Sáng 15/4, tại trụ sở Huyện ủy Kon Plông (tỉnh Kon Tum), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum để triển khai một số nội dung liên quan đến việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh theo chỉ đạo của Trung ương.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ