Khó khăn chồng chất
Theo Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ DNNVV TP Hà Nội Nguyễn Hữu Lương, DN trên địa bàn Hà Nội có tới gần 300.000 DN, chủ yếu là DNNVV (98%), trong đó hầu hết là DN nhỏ. Thực tế cho thấy, các DNNVV gặp khó khăn thường trực là nguồn vốn, đặc biệt năm 2020 bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 lại càng khó khăn hơn. Theo Tổng Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Việt Nam Trần Thu Hằng, một trong những khó khăn lớn nhất hiện nay của các DNNVV khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng là tài sản thế chấp. Thực tế cho thấy, do thủ tục vay ngân hàng khó, đã khiến nhiều DNNVV, DN siêu nhỏ tìm đến nguồn tín dụng đen.Theo ông Mạc Quốc Anh - Phó Chủ tịch Hiệp hội DNNVV Hà Nội, khó khăn DNNVV gặp phải chủ yếu là thiếu vốn dẫn đến hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, chưa bài bản. Đa số DN nhỏ hạn chế về công nghệ do thiếu vốn đầu tư. Các số liệu thống kê cho thấy, phần lớn DN Việt Nam vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 đến 3 thế hệ. Việc đổi mới công nghệ của các DN diễn ra chậm chạp.“Từ đầu năm đến nay, với tình hình khó khăn như vậy, Chính phủ đã chỉ đạo ban hành nhiều chính sách về hỗ trợ tiệm cận nguồn vốn, giúp DN khắc phục khó khăn vượt qua đại dịch. Tuy nhiên, đây là đại dịch lớn chưa từng có, đặt nhiều nước trên thế giới trong tình trạng bị động, trong đó có Việt Nam nên dù bung ra nhiều gói cứu trợ lớn, nhưng đa phần DN vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận vốn” - ông Nguyễn Hữu Lương nói. Không phải thế chấp tài sảnGiải đáp về chính sách để DN tiếp cận vốn, Trưởng phòng Kế hoạch Nghiệp vụ Tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh TP Hà Nội Tạ Văn Tự cho hay, mục đích của gói vay này là cho vay đối với DN trả lương cho người lao động ngừng việc do dịch Covid-19. Đối tượng là các chủ DN vay vốn để trả lương cho việc sử dụng lao động với 3 điều kiện bắt buộc. Thứ nhất, có doanh thu quý I/2020 giảm tới 20% trở lên so với quý IV/2019, hoặc là có quý liền kề trước đó giảm 20% so với cùng kỳ trước thời điểm được duyệt vay vốn. Thứ hai, có người lao động đang tham gia BHXH đang bị ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên trong khoảng thời gian từ 1/4 - 31/12/2020. Thứ ba, không có nợ xấu tại các tổ chức tín dụng vào trước thời điểm 31/12/2019. Mức cho vay tối đa 1 tháng đối với 1 khách hàng bằng 50% mức lương tối thiểu vùng nhân với số người lao động bị ngừng việc có tên trong danh sách lao động. Mỗi khách hàng được vay vốn không quá 3 tháng lương trong thời gian từ 1/4 - 31/12/2020. Thời gian số tiền được vay không quá 3 tháng/lao động, số lương tiền vay bằng số tiền lương tối thiểu nhân 50% nhân 3 tháng ra số tiền tối thiểu, tổng số tiền vay nhân với số lao động ngừng việc. Mức tiền lương tối thiểu vùng căn cứ theo Nghị định 90 ngày 15/11/2019 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng của lao động.Về lãi suất cho vay, mức lãi suất trong thời gian cho vay là 0%, sau thời gian hết hạn thỏa thuận thì chuyển thành nợ có hạn, người vay không trả được nợ thì phải chịu lãi suất là 10%/tháng. Thời hạn cho vay do Ngân hành Chính sách xã hội và DN thỏa thuận nhưng tối đa không quá 12 tháng kể từ ngày nhận gói vay đầu tiên. Đối với việc đảm bảo tiền vay, khách hàng không phải thế chấp tài sản nhằm tạo điều kiện cho DN vay với mục đích trả một phần lương cho người lao động trong thời gian ngừng việc do ảnh hưởng của dịch. Phương thức cho vay theo hình thức trực tiếp. Hồ sơ vay vốn DN tự kê khai và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin mình cung cấp.Hy vọng với các chính sách vay vốn mới này, các DNVVN sẽ tiếp cận được nguồn vốn, trở lại hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt qua khó khăn do dịch Covid-19 gây ra.
Tháng 10/2020, Chính phủ đã quyết định ban hành tiếp một chính sách liên quan đến hỗ trợ tiệm cận nguồn vốn cho DN để trang trải chi phí liên quan đến người lao động. Đây là chính sách rất kịp thời gỡ vướng và khơi thông nguồn vốn cho DNNVV. Song, các đơn vị thực hiện nên tuyên truyền, hướng dẫn cụ thể để khách hàng tiệm cận. Về phía DNNVV cũng phải tìm hiểu chính sách, quy định để áp dụng đối với bản thân.Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ DNNVV TP Hà Nội Nguyễn Hữu Lương |