70 năm giải phóng Thủ đô

Không đổi mới công tác cán bộ, không đổi mới được kinh tế

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thảo luận về thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế ngày 1/11, đa số ĐB cho rằng kết quả...

Kinhtedothi - Thảo luận về thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế ngày 1/11, đa số ĐB cho rằng kết quả mới chỉ là bước đầu, còn Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh đưa ra nhận định của các chuyên gia quốc tế: Nếu đổi mới DNNN mà vẫn để nguyên cán bộ lãnh đạo DN đó thì họ không thể tự chặt chân mình. Phải người khác đến thì mới đổi mới được. Không đổi mới công tác cán bộ thì khó đổi mới được nền kinh tế.

Bội chi ngân sách ở mức cao

 Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết, qua giám sát cho thấy, hơn 3 năm thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế đã mang lại kết quả bước đầu. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP ước thực hiện bình quân 5 năm 2011 - 2015 là 5,78%, không đạt mục tiêu đề ra (6,5 - 7%). Thực trạng bội chi ngân sách ở mức cao, mức trả nợ công vượt ngưỡng 25% là thách thức lớn cho việc triển khai đầu tư công thời gian tới.
Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) phát biểu ý kiến.              Ảnh: TTXVN
Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) phát biểu ý kiến. Ảnh: TTXVN
 
Hơn 3 năm thực hiện, tái cơ cấu nền kinh tế đã mang lại những kết quả tích cực bước đầu với sự ổn định của kinh tế vĩ mô, lạm phát được kiềm chế. Hệ số ICOR toàn nền kinh tế giảm từ mức 6,7 giai đoạn 2008 - 2010 xuống còn 5,53 giai đoạn 2011 - 2013. Tỷ trọng tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP bình quân giai đoạn 2011 - 2013 thấp hơn giai đoạn 2006 - 2010 (31,5% so với 42,7% GDP).
Nhận định quá trình tái cơ cấu càng cho thấy rõ hơn thực trạng của nền kinh tế, giám sát của UBTV Quốc hội cũng kiến nghị bổ sung, hoàn thiện đề án tái cơ cấu, nhất là "lượng hóa nội dung mô hình tăng trưởng". Xử lý dứt điểm các tổ chức tín dụng yếu kém, giảm nợ xấu và đến cuối năm 2015 còn dưới 3% trong tổng dư nợ….

Cắt “cái đuôi lợi ích nhóm”
Trong quá trình thảo luận, các ĐB Quốc hội nhận định, mặc dù đã đi được 1/3 thời gian của quá trình tái cơ cấu, nhưng hiệu quả mang lại thế nào khó phân định vì ngay từ đầu mục tiêu đưa ra thiếu sự lượng hóa, thiếu cơ sở để xác định và ràng buộc trách nhiệm. Theo ĐB Nguyễn Thị Khá (đoàn Trà Vinh), số DNNN tuy đã giảm mạnh từ 12.000 xuống còn hơn 1.000, nhưng tỷ trọng GDP của khu vực này vẫn chiếm 32%. Để tái cơ cấu kinh tế thực chất phải mạnh dạn cắt đi "cái đuôi" của nhóm lợi ích" và "bình mới, rượu mới". ĐB Thân Đức Nam (đoàn Đà Nẵng) đề nghị, thay đổi cán bộ nếu trì hoãn cổ phần hóa. ĐB Trần Hoàng Ngân (đoàn
Thể chế sẽ quyết định tăng trưởng

Chất lượng của nền kinh tế đang có vấn đề. Động lực để tăng trưởng cao hơn nữa như chúng ta mong muốn cũng có vấn đề. Đã đến lúc phải đổi mới mô hình tăng trưởng. Chúng ta phải thay đổi thể chế. Tôi thấy rằng mọi người dân đều cảm nhận được cái này, chứ không chỉ riêng ĐB Quốc hội. Quốc tế đang đề nghị Việt Nam phải tăng trưởng từ 8 - 9% thì 40 năm sau chúng ta mới bằng Hàn Quốc bây giờ. Tiềm năng hay không do chính ở con người. Tài nguyên không quyết định, mà thể chế sẽ quyết định tăng trưởng.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT - Bùi Quang Vinh
TP Hồ Chí Minh) lưu ý: Cổ phần hóa không cần chạy theo số lượng. Quan trọng hơn là phải tạo ra cơ chế để việc sử dụng, quản lý tài sản, vốn của Nhà nước hiệu quả hơn.
Tái cơ cấu trách nhiệm

Nhiều ĐB lại cho rằng, cần đổi mới mạnh mẽ thể chế trong quá trình tái cơ cấu. ĐB Hà Sỹ Đồng (đoàn Quảng Trị) phân tích: Các nỗ lực tái cấu trúc trong nước đang bị dồn nén, cùng với sức ép từ tiến trình cải cách hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực gia tăng đòi hỏi sớm có sự đột phá về thể chế. "Giải pháp căn cơ dài hạn là xây dựng khuôn khổ thể chế chính thức cho sự phối hợp tài khóa và chính sách tiền tệ, hướng tới mục tiêu vĩ mô chung, đảm bảo hiệu quả". ĐB Đỗ Mạnh Hùng (đoàn Thái Nguyên) lại cho rằng: Tái cơ cấu đầu tư phải đi liền với xây dựng cơ chế đầu tư phù hợp, tạo cơ hội bình đẳng, thuận lợi cho nhà đầu tư. Hay nói ngắn gọn là phải quan tâm đến 3 chữ "cơ" - cơ cấu, cơ chế, cơ hội. Cùng chỉ ra một điểm mà tái cơ cấu còn bỏ ngỏ: Tái cơ cấu bộ máy và tái cơ cấu trách nhiệm.