80 năm cách mạng tháng 8 và Quốc Khánh
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Không nên nghĩ doanh nghiệp FDI đang lấn át

Kinhtedothi - Năm 2013, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam đạt gần 22 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 54% so với năm 2012; vốn giải ngân đạt cao, lên đến 11,5 tỷ USD.
Trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế Việt Nam và thế giới, kết quả này được đánh giá là khá khả quan trong việc cải thiện môi trường đầu tư. Tuy nhiên, vấn đề đang tồn tại là có không ít những ý kiến cho rằng doanh nghiệp (DN) FDI đang chèn ép DN trong nước.

 
Kiểm tra linh kiện điện thoại trước khi lắp ráp tại Công ty Samsung Vietnam.     Ảnh: Đức Tám
Kiểm tra linh kiện điện thoại trước khi lắp ráp tại Công ty Samsung Vietnam. Ảnh: Đức Tám.
 
Thành tích xuất siêu đến từ doanh nghiệp FDI

Không thể phủ nhận những thành quả mà dòng vốn FDI đã mang lại cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, một thực tế từ đầu năm 2012 đến nay, câu chuyện DN FDI khỏe, DN nội yếu có mặt ở hầu hết các báo cáo đánh giá kinh tế Việt Nam của cơ quan quản lý Nhà nước cũng như các tổ chức quốc tế. Song điều đáng băn khoăn là, thực trạng này đã kéo dài 2 năm nhưng khoảng cách giữa DN FDI với DN nội địa vẫn đang ngày càng giãn rộng. Tại thời điểm tháng 6/2012, vấn đề DN nội “thoi thóp” trong khi DN FDI "sống khỏe" với những con số xuất khẩu (XK) ấn tượng đã được đưa ra "mổ xẻ" trong một buổi họp báo của Tổng cục Thống kê. Thời điểm đó, 6 tháng đầu năm 2012, kim ngạch hàng hóa XK đạt 53,1 tỷ USD thì khu vực FDI đóng góp tới 32,6 tỷ USD (chiếm 61,5%) với mức tăng trưởng 37,3%, trong khi khu vực kinh tế trong nước chỉ đạt 20,5 tỷ USD, tăng vẻn vẹn 4%. 

Và từ đó đến nay, khu vực FDI luôn xuất siêu trong khi khu vực trong nước thường xuyên nhập siêu. Điều này có cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Về chủ quan, việc sản xuất của khu vực trong nước phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu NK. Về khách quan, DN XK trong nước không có những thuận lợi như những DN FDI. Và đến nay những nhận định đó vẫn còn nguyên tính thời sự. Trong năm 2013, xuất khẩu của khối DN FDI (không kể dầu thô) đạt 81,1 tỷ USD, tăng 26,8% so với cùng kỳ và chiếm hơn 61% kim ngạch xuất khẩu. Như vậy, năm 2013, khu vực FDI xuất siêu 13,9 tỷ USD trong khi cả nước xuất siêu 863 triệu USD.

Không hề chèn ép

Trước những số liệu và một phần bức tranh về đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có  những ý kiến cho rằng, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang chèn ép đầu tư trong nước và đã đến lúc Việt Nam không nên quá tập trung vào vốn FDI để dồn sức cho thu hút đầu tư nội địa. Tuy nhiên, GS Nguyễn Mại - Chủ tịch Hiệp hội Đầu tư nước ngoài cho rằng, với góc nhìn khách quan hơn, khối DN FDI không lấn át mà đang bù đắp nhập siêu của DN trong nước, giúp cán cân thanh toán vững chắc hơn. Khi đầu tư trong nước còn khó khăn và cần sự hỗ trợ của đầu tư nước ngoài thì vấn đề không phải là giảm đầu tư nước ngoài mà phải làm sao để khối DN trong nước mạnh dần lên, đồng thời hạn chế những mặt trái trong việc quản lý thuế, chống chuyển giá, thực hiện tỷ lệ nội địa hóa, những cam kết về lao động, môi trường…

Chia sẻ quan điểm này, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh cho rằng, cần coi DN FDI là DN của Việt Nam và là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, được đối xử bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Điều quan trọng là, chúng ta cần phải tổ chức quản lý các DN này như thế nào để đảm bảo lợi ích của cả nhà đầu tư và của Nhà nước. Thực tế, thời gian qua thông qua việc từng bước điều chỉnh chính sách trong thu hút đầu tư, riêng trong năm 2013, đã có nhiều dự án FDI chất lượng công nghệ cao đã được cấp phép. Khối DN này cũng đóng góp hơn 20% giá trị sản xuất công nghiệp và 60% giá trị xuất khẩu. Thông qua chính sách thu hút FDI, Việt Nam đã chọn lọc tạo ra định hướng đầu tư vào công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến chế tạo. Các DN FDI đã tạo ra nhiều việc làm với lương bình quân khá cao. Một phần nào đó, họ đóng góp vào đổi mới công nghệ, đổi mới quản trị trong các DN Việt Nam và tạo ra sự cạnh tranh giữa DN Việt Nam với DN nước ngoài. Điều quan trọng hiện nay là cần phải cải thiện căn bản thể chế kinh tế nhằm tạo ra môi trường đầu tư, kinh doanh minh bạch, dễ hiểu, dễ vận dụng để DN có thể nhanh chóng tiếp cận được.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Trung Thành Foods 30 năm cần mẫn phát triển gia vị ẩm thực Việt

Trung Thành Foods 30 năm cần mẫn phát triển gia vị ẩm thực Việt

19 Jul, 06:08 AM

Kinhtedothi - Sau hơn 30 năm phát triển, Công ty TNHH Trung Thành Foods (Trung Thành Foods) không chỉ là thương hiệu gia vị quen thuộc trên bàn ăn người Việt mà còn là biểu tượng thầm lặng trong hành trình gìn giữ và lan tỏa văn hóa ẩm thực dân tộc. Đây là minh chứng cho DN tiên phong với các sản phẩm trong cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Giải pháp bao bì xanh, bền vững với túi vải không dệt của Sao Việt

Giải pháp bao bì xanh, bền vững với túi vải không dệt của Sao Việt

18 Jul, 06:46 PM

Kinhtedothi - Sao Việt - Đơn vị uy tín trong lĩnh vực sản xuất túi vải tại Việt Nam, đã và đang tiên phong mang đến các dòng túi vải không dệt chất lượng cao, giúp doanh nghiệp vừa đáp ứng nhu cầu đóng gói – quảng bá, vừa thể hiện cam kết phát triển bền vững.

EVNSPC gắn biển hai công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam lần thứ IV

EVNSPC gắn biển hai công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam lần thứ IV

18 Jul, 09:58 AM

Kinhtedothi - Ngày 17/7, tại TP Cần Thơ và tỉnh Đồng Tháp, Đảng uỷ Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) tổ chức Lễ gắn biển 2 công trình gồm: Trạm biến áp 110kV Cái Răng và đường dây đấu nối, Trạm biến áp 110kV Thanh Bình và đường dây đấu nối, nhằm chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030.

BSR - hành trình chuyển đổi năng lượng và nhiên liệu xanh

BSR - hành trình chuyển đổi năng lượng và nhiên liệu xanh

17 Jul, 09:06 PM

Kinhtedothi-Giữa bối cảnh Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh lộ trình bắt buộc sử dụng nhiên liệu sinh học E10 từ đầu năm 2026 trên toàn quốc nhằm thực hiện các cam kết Net-Zero vào năm 2050, Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đang tích cực triển khai thực hiện lộ trình này, trong đó có giải pháp phục hồi sản xuất Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ