Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Không thể buông lỏng đồng tiền, bát gạo của dân

Nguyễn Vũ
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 20/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Đầu tư công. Nhiều ý kiến cho rằng, chỉ nên sửa đổi những nội dung cần thiết.

Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải phát biểu. Ảnh: Trọng Đức
Đổ thừa hết do luật là không đúng

Ban hành năm 2015, Luật Đầu tư công được coi là đã tạo hành lang pháp lý quan trọng để nâng cao hiệu quả đầu tư công. Tuy nhiên, qua 3 năm thực hiện, Luật đã bộc lộ một số hạn chế cần được sửa đổi như thủ tục phức tạp; quy trình đầu tư được quy định chung cho tất cả các dự án, nguồn vốn; chưa xem xét đặc thù của từng loại dự án… Đặc biệt, một số vấn đề phát sinh trên thực tiễn chưa được luật điều chỉnh.
Chiều 20/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu. Theo đó, thuế môi trường với xăng sẽ tăng lên 4.000 đồng, tăng 1.000 đồng/lít so với hiện nay. Dầu hỏa sẽ chịu thuế môi trường 1.000 đồng/lít từ đầu năm 2019, tăng 700 đồng so với hiện nay. Ngoài ra, thuế môi trường với dầu nhờn, mỡ nhờn, dầu mazut cũng tăng lên 2.000 đồng/lít, từ mức 900 đồng hiện hành.

Nghị quyết sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2019. Sau khi triển khai loại thuế này mỗi năm ngân sách sẽ có thêm hơn 15.700 tỷ đồng. Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị, dự toán ngân sách năm 2019, khoản thu từ thuế môi trường sẽ được dùng chi cho bảo vệ môi trường.
Sau khi tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện Dự Luật, phạm vi, nội dung sửa đổi, bổ sung được mở rộng, nên Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, báo cáo Quốc hội quyết định thành Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Đồng tình với đề xuất này, song Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, chỉ sửa những nội dung thật sự vướng mắc, đã được đánh giá tác động, không sửa toàn diện luật. Sau 5 năm thực hiện Luật Đầu tư công, khi có đánh giá đầy đủ mới sửa.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Chính phủ nên cân nhắc việc thay đổi tên và phạm vi sửa đổi của Dự Luật, vì việc đánh giá sửa đổi toàn diện chưa đủ độ “chín”. Thực tế vướng mắc vừa qua do một phần chưa phù hợp giữa nghị định với luật, các thông tư, sự phối hợp giữa T.Ư và địa phương chưa tốt… Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng thống nhất quan điểm cái gì vướng mắc trong thực hiện đầu tư công thì sửa, nhưng cần xác định rõ vướng mắc ở đâu: Ở khuôn khổ pháp lý hay do tổ chức thực hiện chưa tốt... Có những khó khăn, lúng túng đó là do chuyển đổi từ cơ chế cũ sang cơ chế mới, tức từ kế hoạch đầu tư công hàng năm sang trung hạn, không phải do luật. Hay những điểm mà Chính phủ cho rằng còn “cứng nhắc”, “chưa đầy đủ” như công tác đầu tư, quyết định đầu tư, thẩm định vốn, khả năng cân đối nguồn vốn, giao vốn nhiều lần… lại cũng không phải do luật mà do khâu thực hiện.

Đưa ra những ví dụ thực tế trong vấn đề chậm giao vốn một số dự án và nhấn mạnh quan điểm, Luật Đầu tư công có những điểm bất cập, nhưng bất cập trong luật chỉ là một phần, phần nhiều hơn là do tổ chức thực hiện luật chưa nghiêm, Chủ tịch Quốc hội nói: “Nếu đổ thừa hết do luật thì không đúng”.

Giám sát chặt đầu tư công

Điểm đáng chú ý trong Dự Luật là quy định dự án quan trọng quốc gia là dự án sử dụng vốn đầu tư công từ 35.000 tỷ đồng trở lên. Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội – cơ quan thẩm tra Dự Luật cho rằng, Chính phủ mới chỉ nêu mức này tương đương 0,6% GDP mà chưa đưa ra cơ sở điều chỉnh, đánh giá tác động nên chưa đủ căn cứ. Theo Chủ nhiệm Nguyễn Đức Hải, quy định hiện hành về xác định mức vốn của Dự án quan trọng quốc gia là từ 10.000 tỷ đồng trở lên đã được tính toán, bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, với khả năng cân đối nguồn vốn của ngân sách nhà nước và số dự án có tổng mức đầu tư ở mức này là rất ít.

Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cũng nêu quan điểm cho rằng về nguyên tắc, chi tiền của dân thì phải xin phép cơ quan dân cử. Việc căn cứ vào GDP để nâng tiêu chí dự án phải trình Quốc hội, UBTV Quốc hội là chưa hợp lý. Điều quan trọng là cần căn cứ vào năng lực của cơ quan thẩm định, cho phép và khi số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ngày càng cao, có đủ năng lực và thời gian thì đáng ra số vốn được quy định phải trình càng giảm.

Nhấn mạnh, các khoản chi phải có dự toán và được sự quyết định của cơ quan có thẩm quyền, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ: "Ngân sách phải được quản lý và giám sát chặt chẽ. Đồng tiền bát gạo của dân không thể buông lỏng".