Khu đất 16ha thuộc số 76 An Dương: Chưa ai quản lý

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Nhiều năm nay, tại khu đất 16ha thuộc số 76 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ (Hà Nội) tình trạng lấn chiếm, xây dựng mua bán đất, nhà trái phép diễn ra hết sức phức tạp, nhất là từ cuối năm 2008 đến nay.

KTĐT - Nhiều năm nay, tại khu đất 16ha thuộc số 76 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ (Hà Nội) tình trạng lấn chiếm, xây dựng mua bán đất, nhà trái phép diễn ra hết sức phức tạp, nhất là từ cuối năm 2008 đến nay.

 

Đâu là nguyên nhân?


Năm 1993, Quyết định số 1319/QĐ - UB của UBND TP Hà Nội đã giao khu đất 16ha tại số 76 An Dương cho Công ty Khai thác cát và vật liệu xây dựng (nay là Công ty CP Đầu tư xây dựng Hà Nội) sử dụng làm bãi cát dự trữ. Và để đảm bảo cho việc thoát lũ sông Hồng tại khu vực Hà Nội, ngày 15/9/1999, UBND TP có Quyết định số 679, cấm mọi hoạt động khai thác và kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn khu vực này. Công ty CP Đầu tư xây dựng Hà Nội đã ngừng mọi hoạt động khai thác cát và sản xuất vật liệu tại đây.


Thời gian này, nhiều hộ dân ở các nơi khácđã ngang nhiên lấn chiếm đất, xây dựng trái phép tại đây. Sau khi UBND quận Tây Hồ có văn bản đề nghị UBND TP thu hồi khu đất trên thì ngày 11/12/2001, UBND TP có Văn bản số 2984, cho phép Công ty Đầu tư xây dựng Hà Nội lập dự án (DA) đầu tư sử dụng khu đất này làm khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao và cây xanh. Nhưng gần 10 năm nay, DA vẫn chưa thực hiện được. Bởi, đến năm 2007, chủ đầu tư mới nhận được sự đồng ý của Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội cho phép được thực hiện DA tại văn bản số 171, nhưng với điều kiện: "Không được xây dựng nhà và công trình làm ảnh hưởng đến quy hoạch phòng, chống lũ...".


Vậy là, DA tại khu đất 16ha trên phường Yên Phụ đã có, nhưng vẫn chưa thực hiện vì nhiều lý do khác nhau mà chính vẫn là "bó" của Luật Đê điều và khu này lại nằm trong vùng thoát lũ.


Người dân lấn chiếm,chính quyền vất vả!


Trong khi đó, tình trạng xây dựng lấn chiếm đất công, chuyển nhượng trao tay ở khu vực này ngày một phức tạp. Số đối tượng vi phạm xây dựng lều quán, nhà tạm, mua bán chuyển nhượng bất hợp pháp đều là dân ở các phường xung quanh, chưa kể cả số đối tượng đã có tiền sự, tiền án cũng "nhảy dù" chiếm đất xây dựng trái phép tại đây.


Ông Nguyễn Trần Hoàng - Phó Chủ tịch UBND phường Yên Phụ cho biết: Chỉ qua 1 đêm họ đã đổ đất, san nền dựng được 1 nhà tạm hoặc lều trên diện tích lấn chiếm đất công từ 15 - 20m2, sau đó chuyển nhượng trao tay. Diện tích nhà tạm xây trái phép càng lớn thì tiền bán càng to tới cả trăm triệu nên họ ra sức lấn chiếm, chính quyền cưỡng chế, tháo dỡ được ít ngày là họ lại tái lấn chiếm, xây dựng trái phép... Điển hình như: Ngày 18/12/2009, phường đã tổ chức cưỡng chế 3 căn nhà ở cấp 4, xây trái phép ở đây. Vừa bị cưỡng chế xong, các đối tượng lại cố tình tái phạm ngay trên vị trí 3 gian nhà vừa bị cưỡng chế, buộc phường phải tiếp tục giải toả, tháo dỡ. Ngày 15/3/2010, phường đã cưỡng chế toàn bộ công trình xây trái phép nhà ở tạm quây tôn, phủ bạt ở ngoài cao gần 4m, khung gỗ, diện tích gần 100m2.


Cần có giải pháp


UBND TP Hà Nội đã có Văn bản số 2843 chỉ đạo: "... Yêu cầu UBND quận Tây Hồ, UBND phường Yên Phụ khẩn trương tổ chức xử lý nghiêm việc lấn chiếm đất, xây dựng trái phép tại khu 16ha số 76 An Dương, phường Yên Phụ theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật...".


Phường Yên Phụ cũng đã tổ chức lực lượng kiên quyết cưỡng chế, tháo dỡ các công trình vi phạm đó. Nhưng, tất cả vẫn chỉ là giải pháp tình thế! Vấn đề mấu chốt ở đây là đi đôi với việc xử lý, cưỡng chế thì Thành phố cần quyết định giao cho ai, chính quyền cơ sở, UBND quận hay chủ đầu tư quản lý, khai thác đưa vào sử dụng như thế nào khu đất này để ngăn ngừa phát sinh ngay từ đầu tình trạng lấn chiếm, xây dựng trái phép tại đây một cách đồng bộ và triệt để, như ý kiến của ông Đinh Trọng Sơn - Phó Chủ tịch UBND quận: "Để tránh tình trạng vi phạm về đất đai và TTXD kéo dài tại khu 16ha, đề nghị UBNDTP giao Sở TN&MT lập hồ sơ thu hồi đất, giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất để quản lý theo quy định của Luật Đất đai".

 

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần