Khủng hoảng năng lượng ở EU: Lấy bỏ đi bù thiếu hụt

Bắc Hà
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nếu muốn thấy từ chủ động ứng phó phải chuyển sang bị động đối phó khủng hoảng nhanh chóng như thế nào thì hiện tại chỉ cần nhìn vào một số nước thành viên EU.

Hệ thống đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc của Nga. Ảnh: Reuters/TTXVN 
Hệ thống đường ống dẫn khí Dòng chảy phương Bắc của Nga. Ảnh: Reuters/TTXVN 

Cách đây chưa lâu, EU tuyên bố cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa vào thị trường châu Âu. Tuy nhiên việc này không phải là thực hiện ngay lập tức mà sẽ sau khoảng thời gian quá độ nhất định.

Nhưng khi Nga giảm cung ứng khí đốt thông qua tuyến đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 1 với lý do kỹ thuật ngay lập tức đã đẩy EU nói chung và một số nước thành viên bị ảnh hưởng trực tiếp như Đức, Pháp hay Séc vào tình thế phải bị động đối phó. Trong khó chưa ló cái khôn nên cách ứng phó của các khách hàng này cứ luẩn quẩn.

Thời gian qua, EU nói chung và nhiều thành viên EU nói riêng đã rất nỗ lực tìm kiếm nguồn cung ứng khí đốt khác để không còn hoặc giảm mức độ lệ thuộc vào cung ứng khí đốt của Nga, chấp nhận trả giá cao và rủi ro mới về không ít phương diện. Nhưng họ đều cần thời gian dài chứ không thể mau chóng có được kết quả như mong muốn.

Đối sách của các khách hàng này bây giờ là hoạt động trở lại những nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá đã bị ngừng hoạt động từ lâu vì gây ô nhiễm môi trường để nhờ đó có thể giảm mức độ phụ thuộc vào các nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí đốt; ưu tiên dành khí đốt cho việc đảm bảo cung cho người dân. Như thế có nghĩa là họ dùng cái đã bị bỏ đi từ lâu để bù đắp cho cái bị thiếu hụt bây giờ.

Buộc họ phải sử dụng lại than đá và nên cho dù tự khai thác hay nhập khẩu giải pháp này đều buộc họ phải trả giá đắt về môi trường sinh thái và lệ thuộc vào đối tác khác. Giải pháp luẩn quẩn như thế không thể nào cơ bản và lâu bền được.