Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Kịch bản tăng trưởng nào cho Hà Nội trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19?

Thủy Tiên - Công Thọ
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trước tình hình nền kinh tế đang bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19. Hà Nội đưa ra 3 kịch bản tăng trưởng năm 2020.

Trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, tả châu Phi và cúm A/H5N6, mục tiêu tăng trưởng từ 7,5% trở lên là thách thức rất lớn. Căn cứ tình hình 2 tháng đầu năm 2020; kịch bản tăng trưởng của cả nước; đánh giá tác động của dịch bệnh đến phát triển của các ngành, lĩnh vực và những tình huống giả định của dịch bệnh, kịch bản tăng trưởng năm 2020 của thành phố Hà Nội được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP xây dựng, báo cáo trong Hội nghị đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đến tăng trưởng kinh tế - xã hội của TP Hà Nội năm 2020, chiều 26/1.Cụ thể như sau:
Kịch bản 1: Quý I hết dịch, quý II lấy lại đà tăng trưởng và quý III, IV bứt tốc để cả năm hoàn thành chỉ tiêu đề ra.
GRDP quý I/2020 tăng 4,88%, trong đó: nông nghiệp giảm 1,17%; công nghiệp – xây dựng tăng 6,43%; dịch vụ tăng 4,85%; thuế sản phẩm tăng 3,95%.
 Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chủ trì Hội nghị đánh giá tác động của dịch bệnh Covid-19 đến tăng trưởng kinh tế - xã hội của TP Hà Nội năm 2020.
GRDP quý II/2020 tăng cao trở lại, đạt 7,24%, trong đó, nông nghiệp bứt phá với tốc độ tăng 3%, dịch vụ tăng 7,48%, tuy nhiên công nghiệp – xây dựng vẫn còn chịu ảnh hưởng với tốc độ tăng 8,26% và thuế sản phẩm tăng 5,35%.
GRDP quý III/2020 tăng cao 8,65%, trong đó, nông nghiệp tiếp tục bứt phá với tốc độ tăng 11,0%, dịch vụ tăng 8,08%, công nghiệp – xây dựng tăng 10,77% và thuế sản phẩm tăng 6,65%.
GRDP quý IV/2020 tăng cao 8,88%, trong đó, nông nghiệp tăng 3,9%, dịch vụ tăng 8,26%, công nghiệp – xây dựng tăng 11,67% và thuế sản phẩm tăng 6,75%.
Tính chung, GRDP năm 2020 tăng 7,53% - đạt kế hoạch (từ 7,5% trở lên). Phương án này, ngành công nghiệp, xây dựng tăng thấp hơn kế hoạch 0,19 điểm % nhưng được bù đắp bởi ngành dịch vụ (tăng cao hơn kế hoạch 0,03 điểm %), thuế sản phẩm (tăng cao hơn kế hoạch 0,01 điểm %) và nông nghiệp (tăng cao hơn kế hoạch 0,96 điểm %).
Kịch bản 2: Quý I kiểm soát được dịch nhưng vẫn ảnh hưởng sang các quý sau, tăng trưởng không thể bứt tốc và cả năm đạt thấp hơn kế hoạch
GRDP quý I/2020 tăng 4,88%, trong đó: nông nghiệp giảm 1,17%; công nghiệp – xây dựng tăng 6,43%; dịch vụ tăng 4,85%; thuế sản phẩm tăng 3,95%.
GRDP quý II/2020 chỉ tăng 6,97%, trong đó, nông nghiệp tăng 3%, dịch vụ tăng 7,35%, tuy nhiên công nghiệp – xây dựng chỉ tăng 7,58% và thuế sản phẩm tăng 5,0%.
GRDP quý III/2020 tăng cao 7,9%, trong đó, nông nghiệp tăng 10,05%, dịch vụ tăng 7,60%, công nghiệp – xây dựng tăng 9,64% và thuế sản phẩm tăng 5,1%.
GRDP quý IV/2020 tăng 8,14%, trong đó, nông nghiệp tăng 3,8%, dịch vụ tăng 7,66%, công nghiệp – xây dựng tăng 10,86% và thuế sản phẩm tăng 5,3%.
Tính chung, GRDP năm 2020 tăng 7,06% - không đạt kế hoạch (từ 7,5% trở lên); riêng ngành nông nghiệp tăng cao hơn kế hoạch (0,74 điểm %), còn lại tất cả các ngành còn lại đều tăng thấp hơn kế hoạch.
Kịch bản 3: Dịch bệnh kéo dài đến quý II và còn ảnh hưởng sang các quý tiếp theo, năm 2020 tăng trưởng thấp, không đạt kế hoạch
GRDP quý I/2020 tăng 4,88%, trong đó: nông nghiệp giảm 1,17%; công nghiệp – xây dựng tăng 6,43%; dịch vụ tăng 4,85%; thuế sản phẩm tăng 3,95%.
GRDP quý II/2020 chỉ tăng 6,39%, trong đó, nông nghiệp tăng 2,95%, dịch vụ tăng 6,69%, công nghiệp – xây dựng tăng 7,4% và thuế sản phẩm tăng 4,0%.
GRDP quý III/2020 tăng cao 7,14%, trong đó, nông nghiệp tăng 8,5%, dịch vụ tăng 7,03%, công nghiệp – xây dựng tăng 8,49% và thuế sản phẩm tăng 4,3%.
GRDP quý IV/2020 tăng 7,57%, trong đó, nông nghiệp tăng 3,0%, dịch vụ tăng 7,24%, công nghiệp – xây dựng tăng 10,05% và thuế sản phẩm tăng 4,5%.
Tính chung, GRDP năm 2020 tăng 6,57% - không đạt kế hoạch (từ 7,5% trở lên); riêng ngành nông nghiệp tăng cao hơn kế hoạch (0,20 điểm %), còn lại tất cả các ngành còn lại đều tăng thấp hơn kế hoạch.