Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kịch bản tăng trưởng nào cho ngành gỗ Việt Nam?

Kinhtedothi - Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19, ngành gỗ đã buộc phải giảm mục tiêu tăng trưởng so với năm 2019 từ 10,5% (đầu năm 2020) xuống còn 3,9% (dự kiến cuối năm 2020), tương ứng giá trị xuất khẩu đạt 11,75 tỷ USD.
Tăng trưởng ngành gỗ sẽ giảm 6,6% so với mục tiêu đầu năm 2020. Ảnh: NGUYỄN THUỶ.
Theo Bộ NN&PTNT, trong 3 tháng đầu năm 2020, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam đạt 2,77 tỷ USD,  tăng 14,8% so với cùng kỳ 2019. Trong đó, 5 thị trường xuất khẩu chính (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, EU) đạt 2,485 tỷ USD, chiếm 90,5% giá trị xuất khẩu.
Trong quý II, Bộ NN&PTNT nhận định diễn biến của dịch Covid-19 sẽ còn ảnh hưởng, các hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp tục bị gián đoạn  tại một số quốc gia khu vực châu Âu, Hoa Kỳ… Theo đó, tổng giá trị xuất khẩu quý II sẽ đạt khoảng 2,18 tỷ  USD, giảm 20% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 11,3% so với quý I năm 2020.
Đến quý III, các quốc gia sẽ cơ bản khống chế dịch bệnh, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ dần ổn định trở lại. Tổng giá trị xuất khẩu quý III sẽ đạt khoảng 3,12 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2019 và tăng khoảng 43% so với quý II năm 2020. Trong đó, gỗ nguyên liệu, dăm gỗ, viên nén đạt khoảng 900 triệu USD; sản phẩm gỗ đạt khoảng 2 tỷ USD; lâm sản ngoài gỗ đạt khoảng 200 triệu USD.
Bộ NN&PTNT nhận định quý IV sẽ là thời điểm tăng trưởng cao nhất, dự kiến giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản sẽ đạt mức 3,82 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, giá trị xuất khẩu cả 5 thị trường chính đều tăng; riêng tại Hoa Kỳ ước đạt khoảng 2,07 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2019.
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng trên, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn cho rằng, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan với cộng đồng doanh nghiệp để triển khai đồng bộ các giải pháp. Trong đó, tập trung phát triển mở rộng thị trường. Chủ động nguồn nguyên vật liệu trong nước, giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh sản phẩm tại thị trường trong nước và quốc tế.
Cùng với đó, ngành gỗ cần đảm bảo ổn định nguồn lao động trong sản xuất, chế biến. Chú trọng đổi mới phương thức giao dịch, bán hàng. Đẩy mạnh xây dựng thương hiệu gỗ Việt. Đồng thời, tiếp tục lựa chọn, thu hút các dự án FDI vào đầu tư, phát triển ngành gỗ Việt Nam.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ninh Bình: sản phẩm OCOP phát triển về số lượng và chất lượng

Ninh Bình: sản phẩm OCOP phát triển về số lượng và chất lượng

20 Apr, 02:24 PM

Kinhtedothi - Ninh Bình tiếp tục đặt mục tiêu mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP; đồng thời, tỉnh sẽ đầu tư hơn nữa vào các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm OCOP với các chuỗi cung ứng toàn cầu để tăng cường giá trị sản phẩm.

Sơn La phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP

Sơn La phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP

09 Apr, 10:53 AM

Kinhtedothi - Sơn La hiện có hơn 200 sản phẩm nông nghiệp lợi thế, có giá trị kinh tế và thương mại cao, có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP. Năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ