Vẫn còn những hạn chế Thông tin từ KTNN, qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi về ngân sách gần 170.000 tỷ đồng, hơn 12.000ha đất; kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ hơn 300 văn bản quản lý nhà nước không còn phù hợp trên các lĩnh vực; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm điểm trách nhiệm nhiều tập thể, cá nhân sai phạm, chuyển gần 200 vụ việc sang cơ quan có thẩm quyền để điều tra làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật. KTNN cũng đã xây dựng kế hoạch kiểm toán tập trung vào những vấn đề được Quốc hội, Chính phủ và xã hội đặc biệt quan tâm, các lĩnh vực trọng yếu dễ xảy ra thất thoát, tham nhũng, lãng phí.
Giá thu hồi rất thấp, nhất là đất nông nghiệp, trong khi đó, nhà đầu tư bất động sản, xây dựng nhà cửa bán với giá cao hơn rất nhiều lần. Có 5 phương pháp xác định giá đất nhưng tất cả các phương pháp này đều không sát với giá thị trường, cơ sở không vững chắc. Kiểm toán trưởng- KTNN khu vực XI Nguyễn Văn Giáp |
Tuy nhiên, theo lãnh đạo KTNN, vấn đề xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân đối với các sai phạm chưa đầy đủ, nghiêm minh và kịp thời. Phó Tổng KTNN Nguyễn Đức Vinh còn chỉ ra, kết quả phát hiện những hành vi tham nhũng, lãng phí còn hạn chế còn do quy trình, chuẩn mực và phương pháp của kiểm toán chỉ dựa trên hồ sơ là chủ yếu.
Ngoài ra, Kiểm toán trưởng KTNN chuyên ngành 3 Lê Đình Thăng cho biết, có nhiều yếu tố tác động đến KTNN trong việc tham gia kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng. KTNN thường xuyên chịu những tác động quyền lực từ bên ngoài như việc can thiệp vào hoạt động kiểm toán hoặc tung tin đồn nhảm về kiểm toán viên của KTNN. “Khi kiểm toán viên làm mạnh một đơn vị nào đó thì nhận được phản hồi là kiểm toán viên nhũng nhiễu. Thậm chí, nhiều đại biểu Quốc hội lên tiếng về việc này. Nhưng khi thanh tra, kiểm tra lại không hề có chuyện đó. Bên cạnh những yếu tố khách quan, ông Thăng cũng nhìn nhận, bản thân cơ quan KTNN cũng cần ngăn chặn tham nhũng từ bên trong như các hành vi nhận hối lộ, làm thiếu trách nhiệm, xuê xoa, thỏa hiệp với những thế lực bên ngoài vì mục tiêu cá nhân.
Nhiều vướng mắc trong phòng, chống tham nhũngTheo Kiểm toán trưởng - KTNN khu vực XI Nguyễn Văn Giáp, Luật KTNN vẫn chưa quy định cho phép cơ quan này được kiểm toán trực tiếp các đơn vị, tổ chức có nghĩa vụ nộp ngân sách. Trong khi đó, tình trạng trốn thuế và chuyển giá hiện nay vẫn lớn. Ông Giáp cũng nhấn mạnh, Luật Đất đai hiện đang bộc lộ không ít hạn chế khi các quy định về thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội không rõ ràng, nhất là quy định về giá thu hồi đất.
Tại Hội thảo, các chuyên gia cho rằng, việc tăng cường vai trò KTNN trong phòng, chống tham nhũng cần đưa vào Luật KTNN với mức độ cao hơn. Trong khi Kiểm toán trưởng KTNN Khu vực X Đặng Thế Bình cho biết, một cản trở lớn đối với công tác phòng, chống tham nhũng của KTNN xuất phát từ chế độ chính sách. Hiện, chỉ có 3 căn cứ để Tổng KTNN ban hành quyết định kiểm toán. Một là kế hoạch kiểm toán hàng năm của KTNN; hai là yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cuối cùng là đề nghị của cơ quan, tổ chức được Tổng KTNN chấp nhận. Điều này đồng nghĩa căn cứ ban hành quyết định kiểm toán nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng cần được đưa vào Luật KTNN.
Ngoài ra, biện pháp xử lý theo Luật hiện hành chủ yếu chỉ là nhắc nhở đã làm giảm hiệu lực hoạt động KTNN và tính nghiêm minh của pháp luật.