Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đà Nẵng:

Kiến nghị giữ lại sân vận động Chi Lăng, nhưng còn nhiều vướng mắc

Kinhtedothi- Đà Nẵng tha thiết giữ lại sân vận động Chi Lăng, tuy nhiên những kiến nghị của thành phố (TP) đang vướng trong việc thực hiện kết luận thanh tra, kết luận bản án và các đối tượng điều tra.

Năm 2010, Đà Nẵng bán sân Chi Lăng cho Tập đoàn Thiên Thanh (lúc đó do ông Phạm Công Danh làm Chủ tịch HĐQT) để xây dựng Khu phức hợp thương mại và dịch vụ cao tầng.

Với người dân Đà Nẵng, sân vận động Chi Lăng có một ý nghĩa đặc biệt, bởi địa danh lịch sử này gắn liền với đời sống tinh thần của họ suốt nhiều thập kỷ qua. Trước nguyện vọng của đông đảo người dân và dư luận, chính quyền Đà Nẵng sau đó xin giữ lại sân Chi Lăng.

Sân vận động Chi Lăng bỏ hoang lâu ngày nên nhiều hạng mục xuống cấp nặng.

Đến nay, theo ông Võ Nguyên Chương - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường (TN-MT) TP Đà Nẵng, TP vẫn xin được giữ lại sân vận động Chi Lăng trong quá trình thi hành bản án liên quan Tập đoàn Thiên Thanh và Phạm Công Danh.

Theo ông Chương, đang có những vấn đề pháp lý phát sinh phức tạp và đến thời điểm hiện nay chưa có quy hoạch đối với sân vận động Chi Lăng.

Cụ thể, sân Chi Lăng có diện tích 55.061 m2. Năm 2011, theo yêu cầu của nhà đầu tư là Công ty CP Tập đoàn Thiên Thanh, Đà Nẵng ban hành quyết định phê duyệt sơ đồ ranh giới để chuyển mục đích sử dụng đất cho tập đoàn này. TP đã chia sân vận động làm 10 khu với 10 Giấy chứng nhận. Tập đoàn Thiên Thanh đã thế chấp 10 Giấy chứng nhận này để vay vốn ngân hàng.

“Đến thời điểm này, sân vận động Chi Lăng là một trong những tài sản kê biên để đảm bảo thi hành án bản án của TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh liên quan đến Tập đoàn Thiên Thanh và Phạm Công Danh”, ông Võ Nguyên Chương cho hay.

Ông Chương cho biết thêm, từ năm 2018, sau khi bản án có hiệu lực, qua đánh giá, rà soát các vấn đề liên quan, nhu cầu của chính quyền, nhân dân, TP đã có văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ nêu rõ nguyện vọng xin phép giữ lại sân vận động Chi Lăng.

Năm 2019, Tổng cục Thi hành án thuộc Bộ Tư pháp đã tổ chức phiên làm việc với các bên liên quan nhưng tại phiên làm việc đó, đoàn công tác của Đà Nẵng và Ngân hàng Xây dựng không tìm được tiếng nói chung, xung đột về mặt lợi ích kinh tế nên thương lượng không thành.

“TP xin giữ lại sân vận động Chi Lăng và hoàn trả số tiền mà Tập đoàn Thiên Thanh đã nộp vào ngân sách là 1.251 tỷ. Tuy nhiên, tại thời điểm thương lượng, Ngân hàng Xây dựng yêu cầu trả 8.408 tỷ đồng, trong đó tiền đất 4.000 tỷ đồng và hơn 4.000 tỷ đồng tiền lãi phát sinh. Như vậy, với mức đưa ra của TP và số tiền Phạm Công Danh vay thể hiện trên hồ sơ vay là không gặp nhau”, ông Chương nói.

Cũng theo ông Chương, tại dự án đang vướng mắc công tác giải tỏa đền bù, các xung đột về mặt pháp lý.

Phó Giám đốc Sở TN-MT TP Võ Nguyên Chương thông tin thêm, một vướng mắc nữa theo kết luận của Thanh tra Chính phủ đối với sân vận động Chi Lăng là việc giảm 10% tiền sử dụng đất mà TP áp dụng trước đó không đúng quy định, cần phải thu hồi với số tiền 139,3 tỷ đồng nhưng đến nay các trường hợp liên quan chưa khắc phục.

“Đến thời điểm này, quan điểm của Đà Nẵng vẫn giữ nguyên đó là muốn giữ lại sân vận động Chi Lăng”, ông Chương khẳng định.

Cây cỏ mọc um tùm trên các khán đài.

Liên quan vấn đề, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Quang Nam cho biết, kiến nghị về sân Chi Lăng đang vướng trong việc thực hiện kết luận thanh tra, kết luận bản án và các đối tượng điều tra.

 

Dự án khu phức hợp thương mại - dịch vụ sân vận động Chi Lăng nằm tại “tứ giác vàng” thuộc quận trung tâm Hải Châu của Đà Nẵng với 4 tuyến đường bao quanh là đường Lê Duẩn, Chi Lăng, Ngô Gia Tự và Hùng Vương. Trong khu vực dự án có 100 căn nhà. Năm 2010, UBND TP Đà Nẵng đã giao khu đất này cho Tập đoàn Thiên Thanh.

Các hộ dân hầu hết đã nhận đất tái định cư và tiếp tục kinh doanh trong khi chờ dự án triển khai. Tháng 7/2014, ông Phạm Công Danh, Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh bị bắt và sân Chi Lăng này trở thành tài sản liên quan vụ đại án Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh.

Năm 2016 và 2017, Phạm Công Danh và các bị cáo được đưa ra xét xử tại TAND các cấp. Nhiều tài sản là bất động sản của Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh được yêu cầu kê biên, đảm bảo thi hành án, trong đó có sân vận động Chi Lăng.

“Chảo lửa” Chi Lăng giờ ra sao?

“Chảo lửa” Chi Lăng giờ ra sao?

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hải Phòng: khởi động Dự án Tổ hợp giáo dục Tiền Phong

Hải Phòng: khởi động Dự án Tổ hợp giáo dục Tiền Phong

21 Apr, 11:59 AM

Kinhtedothi - Sáng 21/4/2025, Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã tổ chức Lễ động thổ Dự án Tổ hợp giáo dục Tiền Phong tại số 2 An Đà, quận Ngô Quyền, Hải Phòng – địa điểm gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Đây không chỉ là dấu mốc chiến lược trong hành trình phát triển của Nhựa Tiền Phong, mà còn thể hiện cam kết đồng hành cùng sự nghiệp giáo dục và sự phát triển bền vững của thành phố.

QMS Top Tower chính thức mở bán đợt cuối

QMS Top Tower chính thức mở bán đợt cuối

19 Apr, 10:59 PM

Ngày 19/04, Công ty Cổ phần Dịch vụ trường học Quang Minh (QMS) đã tổ chức Lễ mở bán đợt cuối dự án QMS Top Tower Tố Hữu tại phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Đón sóng sáp nhập, “săn” nhà phố thương mại cách quận 1 TP Hồ Chí Minh chỉ 20 phút di chuyển

Đón sóng sáp nhập, “săn” nhà phố thương mại cách quận 1 TP Hồ Chí Minh chỉ 20 phút di chuyển

19 Apr, 08:44 AM

Kinhtedothi - Đề án thành lập “siêu đô thị” TP Hồ Chí Minh mới khi sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đang mở ra cơ hội đầu tư bất động sản cực kỳ hiếm có cho những ai nhanh nhạy. Nằm tại trung tâm Dĩ An – khu vực giáp ranh trực tiếp với TP. Thủ Đức, dự án Bcons Uni Valley sở hữu vị trí chiến lược và tiềm năng tăng giá mạnh mẽ ngay trước thềm sáp nhập.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ