Kinhtedothi – Bộ LĐTB&XH nhận được kiến nghị của Hiệp hội Dệt may Việt Nam về việc nghiên cứu sửa đổi quy định theo hướng làm từ đủ 1 - 24 tháng được hưởng 2 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó cứ đóng thêm đủ 12 tháng thì được thêm 1 tháng, tối đa không quá 12 tháng.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, kiến nghị này về cơ bản không gây bất lợi cho người lao động nhưng hạn chế người lao động lợi dụng nhảy việc.
Về kiến nghị của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Bộ LĐTB&XH cho biết, chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam được xây dựng trên cơ sở kinh nghiệm của các nước có điều kiện tương đồng cũng như khuyến nghị của Tổ chức Lao động quốc tế.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam kiến nghị nghiên cứu sửa đổi, nới quy định hưởng chính sách trợ cấp thất nghiệp. Ảnh minh họa
Thực tế, chính sách bảo hiểm thất nghiệp phù hợp với thực tiễn nên đã sớm đi vào cuộc sống. Việc thực hiện chính sách đã đạt được nhiều kết quả tích cực, kịp thời hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra.
Tại khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm quy định thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 - 36 tháng thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp; sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Bộ LĐTB&XH cho biết, quy định về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối thiểu nêu trên được xây dựng trên cơ sở kế thừa quy định về trợ cấp mất việc làm theo quy định của Bộ luật Lao động. Người lao động phải đóng bảo hiểm thất nghiệp ít nhất 12 tháng mới được hưởng trợ cấp thất nghiệp, nếu chỉ đóng 1 tháng mà đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì không bảo đảm cân đối thu, chi Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối thiểu 3 tháng nhằm bảo đảm cho người lao động ổn định cuộc sống tạm thời và có đủ thời gian tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp, tốt hơn. “Tiếp thu kiến nghị của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Bộ LĐTB&XH sẽ nghiên cứu trong quá trình hoàn thiện Luật Việc làm (sửa đổi)” – Bộ LĐTB&XH cho hay.
Kinhtedothi – Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở.
Kinhtedothi – Để hạn chế gian lận và trục lợi chính sách bảo hiểm thất nghiệp, Bộ LĐTB&XH đề xuất bổ sung quy định người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng chưa hưởng lương hưu thì không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Kinhtedothi – Nhiều chuyên gia an sinh xã hội đồng tình với đề xuất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là tăng mức trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% để đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động.
Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 khắc phục được các bất cập, kế thừa những kết quả đã đạt được và đón đầu xu hướng phát triển của đất nước. Đồng thời, sẽ tạo động lực cho chủ sử dụng lao động và người lao động tuân thủ thực hiện Luật BHXH và không ngừng cải thiện mức hưởng cho người thụ hưởng.
Kinhtedothi - Từ những chiếc vỏ bắp phơi khô, nhóm sinh viên đam mê nguyên liệu từ thiên nhiên đã sáng tạo nên sản phẩm thủ công tinh xảo, độc đáo như: túi xách, tấm lót ly, tấm lót bình hoa, túi đựng bình nước, túi giấy…
Kinhtedothi - Ngày 29/6, Tỉnh ủy Sóc Trăng tổ chức Lễ tổng kết chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh (chương trình).
Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 159/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Kinhtedothi - Các chính sách giảm nghèo, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đã phát huy hiệu quả tại Ninh Bình, tiếp thêm động lực cho hộ nghèo có điều kiện vươn lên phát triển kinh tế, mang đến cơ hội thoát nghèo cho nhiều hộ gia đình.