Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kiến nghị Phó Thủ tướng một kỳ thi - hai mục đích

Kinhtedothi - Kết quả của kỳ thi sử dụng cho hai mục tiêu công nhận tốt nghiệp phổ thông và xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ, là nội dung đề xuất Phương án kỳ thi tốt nghiệp bậc phổ thông triển khai từ năm 2015 vừa được Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ ngoài công lập Việt Nam (VIPUA) gửi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Theo đề xuất của VIPUA, kỳ thi tốt nghiệp THPT nhằm xác nhận trình độ và cấp bằng tốt nghiệp THPT; cung cấp kết quả xét tuyển ĐH, CĐ, đảm bảo nguồn tuyển đa dạng, không phụ thuộc vào khối thi; điều tiết quá trình dạy và học trong trường THPT theo hướng tích cực, dân chủ.
Ảnh minh họa. Internet
Ảnh minh họa. Ảnh internet
So với các kỳ thi trước đây, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ có một số điểm khác. Đối tượng dự thi là HS đã học hết bậc phổ thông, những người tự học hoặc không học phổ thông nhưng muốn được xác nhận trình độ và dự tuyển vào các trường ĐH và chuyên nghiệp. Có thể tổ chức nhiều lần trong năm. Với kết quả thấp ở kỳ thi trước, thí sinh có thể đăng ký xin thi lại ở một kỳ thi sau để nâng điểm số. Bên cạnh việc được xác nhận lại, đây còn là cách tự nâng cao dần năng lực.

Đề thi tốt nghiệp phổ thông được thiết kế theo phương pháp trắc nghiệm khách quan (TNKQ), kết hợp một số câu hỏi tự luận (TL) ngắn cho các môn có nhu cầu bổ sung.

Có 3 môn thi đơn gồm Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Pháp, Nga, Trung, Đức) và 2 bài thi tích hợp gồm Khoa học tự nhiên, Nhân văn và Khoa học xã hội.

Đề thi môn Toán và Ngữ văn sử dụng phương pháp TNKQ kèm câu TL ngắn. Phần TL của đề Toán đánh giá khả năng giải quyết các vấn đề toán học; TL của đề Ngữ văn đánh giá khả năng viết và diễn đạt bằng tiếng Việt. Đề  Khoa học tự nhiên, Nhân văn và Khoa học xã hội được ra dưới dạng tích hợp các môn tương ứng Vật lý, Hóa học, Sinh học và Sử, Địa, Chính trị, sử dụng phương pháp TNKQ. Đề Ngoại ngữ đánh giá khả năng đọc hiểu, ngữ pháp, bằng phương pháp TNKQ. Thời gian làm bài cho mỗi đề thi là 90 phút.

Mọi thí sinh đều phải thi ba môn đơn gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và được chọn 1 trong 2 môn tích hợp  (hoặc thi cả 2)  là Khoa học tự nhiên, Nhân văn và Khoa học xã hội.

Mỗi kỳ thi được tổ chức chỉ trong 3 ngày. Với cách ra đề chủ yếu bằng TNKQ và theo các môn tổng hợp giúp đánh giá được kiến thức toàn diện của chương trình THPT. Cách làm này chống xu hướng học lệch, nhưng vẫn tổ chức được kỳ thi ngắn gọn.

Mỗi năm có thể tổ chức nhiều lần cuộc thi tốt nghiệp phổ thông để giảm bớt sự tập trung căng thẳng và tạo cơ hội nhiều hơn cho thí sinh. Trước mắt là 2 lần/năm, tương ứng với các thời điểm đầu hai học kỳ của trường ĐH.

Theo thiết kế của VIPUA, việc đạt điểm trung bình của 4 (hoặc 5) môn/bài thi là cơ sở để xét trình độ tốt nghiệp THPT và tương đương (theo hướng khoa học tự nhiên hoặc nhân văn - khoa học xã hội hoặc cả hai hướng). Bảng điểm của 4 (hoặc 5) môn thi cho từng thí sinh là cơ sở để các trường ĐH, CĐ xét tuyển vào ngành học dự tuyển. Các trường ĐH, CĐ đưa ra phương án tính tổng điểm của các môn thi để tuyển sinh vào các ngành học theo yêu cầu của trường (có thể tính tổng điểm các môn có hệ số).
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: nguyên tắc, quy trình nhập học lớp 10

Hà Nội: nguyên tắc, quy trình nhập học lớp 10

08 Jul, 07:04 AM

Kinhtedothi - Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị các trường tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh, phụ huynh khi tham gia công các tuyển sinh và nhập học lớp 10, năm học 2025 – 2026.

Kỳ thi mới, trăn trở cũ

Kỳ thi mới, trăn trở cũ

07 Jul, 06:43 PM

Kinhtedothi – 3 ngày sau khi Sở GD&ĐT Hà Nội công bố điểm thi lớp 10 năm học 2025 - 2026, mọi cảm xúc hồi hộp, hạnh phúc hay ngậm ngùi lúc tra điểm đã tạm qua đi. Khi có thời gian nhìn kỹ hơn vào bảng điểm chuẩn, dư luận thêm trăn trở khi khoảng cách điểm đầu vào giữa các trường nội thành - ngoại thành vẫn ở rất xa nhau.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ