Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kiều hối vẫn duy trì "phong độ"

Kinhteodothi - Trong bối cảnh nhiều quốc gia đang đối mặt với sự suy giảm kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, song lượng kiều hối chuyển về tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng tích cực.

Dự báo gia tăng cuối năm

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP Hồ Chí Minh, tính đến cuối tháng 9/2023, lượng kiều hối chuyển về TP Hồ Chí Minh đạt 6,687 tỷ USD, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2022 và bằng 101,3% so với cả năm 2022. Riêng quý III/2023 lượng kiều hối chuyển về đạt 2,353 tỷ USD, tăng 6,2% so với quý II/2023. Mức tăng này cao hơn thời điểm quý II/2023, với mức 4,5%. Điều này cho thấy kiều hối chuyển về thành phố tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực, quý sau tăng trưởng cao hơn quý trước và duy trì ở mức tăng trưởng khá.

Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Ảnh minh hoạ

Theo Báo cáo về Di trú và Phát triển do Ngân hàng Thế giới thực hiện, Việt Nam nằm trong nhóm 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ngày càng lớn mạnh với khoảng 5,3 triệu người và 83% trong đó ở các nước phát triển. Lượng kiều hối về Việt Nam thường xuyên đạt trên 10 tỷ USD/năm kể từ năm 2010 đến nay. Hiện mỗi năm Việt Nam đưa được khoảng 100.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, qua đó góp phần quan trọng vào nguồn kiều hối. Những năm gần đây, Việt Nam đã chọn lọc và đưa lao động sang các thị trường chiến lược như Nhật Bản, hiện nước này chiếm tỷ trọng cao nhất trong tất cả các thị trường và vẫn còn nhiều tiềm năng, cho thu nhập cao.

Thông thường các năm, lượng kiều hối sẽ tăng tốc mạnh vào quý IV, nhất là thời điểm Giáng sinh, đầu năm mới. Dự báo những tháng cuối năm 2023, lượng kiều hối về Việt Nam sẽ tiếp tục tăng, góp phần phát triển kinh tế trong nước.

Tối ưu hoá nguồn kiều hối

Theo Phó Giám đốc NHNN chi nhánh TP Hồ Chí Minh Nguyễn Đức Lệnh, tại Việt Nam, bên cạnh dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, kiều hối là nguồn lực vàng đối với phát triển kinh tế - xã hội đất nước, cũng như góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, đồng thời hỗ trợ và phát huy hiệu quả chính sách tiền tệ của NHNN.

Cụ thể, kiều hối góp phần trong việc bảo đảm cung - cầu ngoại tệ, quan trọng trong việc phát huy hiệu quả chính sách tiền tệ, tỷ giá và lãi suất, đặc biệt trong bối cảnh áp lực tăng tỷ giá, tăng lãi suất là không nhỏ và các đồng tiền tại một số quốc gia trên thế giới mất giá mạnh.

Thực tế cho thấy, nguồn kiều hối chảy về Việt Nam không chỉ giúp đỡ thân nhân trong nước, chảy vào sản xuất - kinh doanh, góp phần hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế, mà còn là nguồn cung giúp ổn định thị trường ngoại hối, từ đó góp phần ổn định tỷ giá USD/VND trong những năm qua.

Hiện nay lãi suất tiết kiệm tiền đồng cũng đã giảm xuống nên việc gửi tiết kiệm không có lợi nhiều. Vì thế theo các chuyên gia, với sự ổn định về chính trị, kinh tế như Việt Nam, lượng kiều hối chuyển về nước cũng có thể để đầu tư, sản xuất kinh doanh là chủ yếu.

Đánh giá kết quả trên là rất tích cực và cần được phát huy trong thời gian tới, nhất là trong những tháng cuối năm 2023, đại diện NHNN chi nhánh TP Hồ Chí Minh cũng đề xuất các giải pháp cụ thể cần phải triển khai. Trong đó, cần tiếp tục khai thác và phát triển tốt các yếu tố thúc đẩy kiều hối; trong đó khai thác và phát triển tốt thị trường lao động - khu vực có nguồn kiều hối tăng trưởng tốt những năm gần đây. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, có biện pháp thu hút nguồn kiều hối chuyển về phục vụ phát triển sản xuất - kinh doanh, nhất là lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, công nghệ, kinh tế xanh...

Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế được phép cung ứng dịch vụ nhận và chi trả kiều hối tiếp tục mở rộng và phát triển dịch vụ theo hướng đảm bảo an toàn, hiệu quả và chất lượng dịch vụ tốt, phương thức chi trả tiện ích, tiện lợi, nhanh chóng và kịp thời đáp ứng yêu cầu nhận và chi trả kiều hối, cũng như nhu cầu của người nhận kiều hối trong nước. Thực hiện tốt hoạt động này sẽ góp phần thúc đẩy kiều hối tăng trưởng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sớm thể chế hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

Sớm thể chế hóa Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân

09 May, 06:31 PM

Kinhtedothi - Chia sẻ tại tọa đàm "Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68-NQ/TW - Những việc cần làm ngay" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 9/5, giới chuyên gia và cộng đồng doanh nghiệp (DN) bày tỏ, nếu triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 68 thì có thể là bước ngoặt, đột phá trong lịch sử phát triển khu vực kinh tế tư nhân.

Chi cục Thuế Khu vực I đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

Chi cục Thuế Khu vực I đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử từ máy tính tiền

08 May, 04:39 PM

Kinhtedothi- Ngày 8/5/2025, Chi cục Thuế Khu vực I đã tổ chức hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến nhằm triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền theo Nghị định 70/2025/NĐ-CP. Đây là hoạt động quan trọng trong tiến trình chuyển đổi số của ngành thuế, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh trong việc tuân thủ quy định mới, nâng cao tính minh bạch và hiệu quả quản lý tài chính.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ