Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội tăng nhẹ

Dù có xu hướng cải thiện so với tháng trước, nhưng xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam vẫn đang tiếp tục đối mặt với những khó khăn rất lớn Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7/2023 của Hà Nội đạt 1,406 tỷ USD, tăng 3,5% so với tháng trước.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hà Nội tăng nhẹ (Ảnh: Minh Anh)  

Xuất khẩu Hà Nội tháng 7 tăng 3,5%

Theo số liệu vừa được Cục Thống kê Hà Nội công bố, trong tháng 7/2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ như: Máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 211 triệu USD, tăng 9,2%; máy móc thiết bị phụ tùng đạt 189 triệu USD, tăng 2%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 130 triệu USD, tăng 21,7%; xăng dầu đạt 101 triệu USD, tăng 16,3%; hàng nông sản đạt 97 triệu USD, tăng 88,3%.

Tính chung 7 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 9,4 tỷ USD, giảm 2,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 5,4 tỷ USD, tăng 1,1%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 4 tỷ USD, giảm 7,9%. Đáng lưu ý, một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu 7 tháng giảm so với cùng kỳ như: Hàng dệt, may đạt 1.196 triệu USD, giảm 18,7%; gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 432 triệu USD, giảm 16%; giày dép và sản phẩm từ da đạt 248 triệu USD, giảm 16,8%; hàng hóa khác đạt 2,379 tỷ USD, giảm 5,5%.

Nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ như: Máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 1,315 tỷ USD, tăng 3,2%; máy móc thiết bị, phụ tùng đạt 1,171 tỷ USD, tăng 4,2%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 955 triệu USD, tăng 11,4%; xăng dầu đạt 747 triệu USD, tăng 1,6%; hàng nông sản đạt 625 triệu USD, tăng 28%.

Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2023 đạt 2,853 tỷ USD, tăng 2,3% so với tháng trước và giảm 15,7% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 7 tháng, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 20 tỷ USD, giảm 17,4% so với cùng kỳ năm trước.

Trong nước xuất siêu tăng mạnh

Nếu như cùng kỳ năm trước, nền kinh tế chỉ xuất siêu 1,34 tỷ USD, thì 7 tháng qua, con số lên tới 15,23 tỷ USD. Sản xuất công nghiệp và xuất khẩu vì thế vẫn còn nhiều khó khăn.

Theo Tổng cục Thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7/2023 ước đạt 29,68 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 7,76 tỷ USD, giảm 1,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 21,92 tỷ USD, tăng 1,7%.

Tính chung 7/2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 194,73 tỷ USD, giảm 3,5% so với tháng trước và giảm 10,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 7/2023, có 30 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 91,6% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 57,6%.

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7/2023 ước đạt 27,53 tỷ USD, tăng 4,4% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 10,73 tỷ USD, tăng 14,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 16,8 tỷ USD, giảm 1%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 7 giảm 9,9%, khu vực kinh tế trong nước tăng 0,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 15,4%.

Tính chung 7/2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 179,5 tỷ USD, giảm 17,1% so với cùng kỳ năm trước. Khu vực kinh tế trong nước đạt 64,1 tỷ USD, giảm 16,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 115,4 tỷ USD, giảm 17,7%.

Với kết quả này, nhập khẩu giảm mạnh hơn xuất khẩu, nền kinh tế tiếp tục có thặng dư thương mại. Con số của riêng tháng 7 ước là 2,15 tỷ USD, còn nếu tính chung 7 tháng, lên tới 15,25 tỷ USD, tăng mạnh so với mức 1,34% của cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 12,58 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 27,81 tỷ USD.

Việc nền kinh tế tiếp tục xuất siêu lớn làm dấy lên nỗi lo sản xuất công nghiệp và xuất khẩu tiếp tục gặp khó trong thời gian tới. Lý do là vì, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, nhưng nhập khẩu giảm chứng tỏ doanh nghiệp vẫn đang thiếu đơn hàng, nên chưa có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào.

Anh gia nhập CPTPP: Thêm cơ hội cho hàng Việt mở rộng xuất khẩu

Anh gia nhập CPTPP: Thêm cơ hội cho hàng Việt mở rộng xuất khẩu

Trợ lực cho xuất khẩu dệt may

Trợ lực cho xuất khẩu dệt may

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ninh Bình: sản phẩm OCOP phát triển về số lượng và chất lượng

Ninh Bình: sản phẩm OCOP phát triển về số lượng và chất lượng

20 Apr, 02:24 PM

Kinhtedothi - Ninh Bình tiếp tục đặt mục tiêu mở rộng số lượng và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP; đồng thời, tỉnh sẽ đầu tư hơn nữa vào các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối sản phẩm OCOP với các chuỗi cung ứng toàn cầu để tăng cường giá trị sản phẩm.

Sơn La phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP

Sơn La phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP

09 Apr, 10:53 AM

Kinhtedothi - Sơn La hiện có hơn 200 sản phẩm nông nghiệp lợi thế, có giá trị kinh tế và thương mại cao, có thể phát triển thành các sản phẩm OCOP. Năm 2025, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 30 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ