Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Kinh nghiệm kêu gọi đầu tư ngoại vào địa ốc

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Nhà đầu tư trong nước nên thay đổi cách suy nghĩ trong kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản.

Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Việt Nam đầy tiềm năng và hấp dẫn, nhưng để kêu gọi và tìm kiếm các nhà đầu tư nước ngoài, DN trong nước cần có sự chuẩn bị cẩn thận về thời gian, thông tin, chất lượng nội dung xúc tiến… Điều này phụ thuộc vào nhóm nhà đầu tư mục tiêu, khu vực, loại hình đầu tư (góp vốn cho một hoặc nhiều dự án, mua lại các dự án căn hộ với số lượng lớn, mua lại các khoản nợ của chủ đầu tư đối với ngân hàng, góp vốn vào công ty mẹ để trở thành cổ đông chiến lược). Điều quan trọng trong việc tìm kiếm và kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài là cần có một mạng lưới quan hệ. Đây chính là lợi thế của các quỹ đầu tư, bởi họ có hệ thống “chân rết” không chỉ trong khu vực, mà còn trên khắp thế giới.

Về phần mình, nhà đầu tư nước ngoài luôn cân nhắc khá nhiều yếu tố trước khi ra quyết định đầu tư, song có một vài tiêu chí quan trọng luôn được ưu tiên là tính pháp lý của dự án kêu gọi đầu tư, tiềm năng của thị trường (quyết định tính thanh khoản) và tỷ suất lợi nhuận.

Với những khó khăn nhất định của thị trường BĐS Việt Nam, việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn trong các phân khúc: căn hộ, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng và nghỉ dưỡng. Vì thế, dự báo, trong năm 2012, thị trường BĐS Việt Nam sẽ đón nhận thêm nhiều thương vụ mua bán - chuyển nhượng. Rõ ràng, đây là thời điểm cơ hội cho các nhà đầu tư có thực lực về tài chính và có tầm nhìn dài hạn.

Bên cạnh các nỗ lực tăng lượng tiền vào khu vực BĐS thông qua việc tăng mãi lực liên doanh, liên kết giữa các đối tác trong nước, huy động từ nhiều nguồn lực khác nhau, thì việc kêu gọi nguồn vốn đầu tư từ các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong tình hình hiện nay. Nhất là trong bối cảnh sức mua BĐS ở một số phân khúc đang còn mờ nhạt, trong khi van tín dụng vẫn còn thắt chặt và lạm phát đang ở mức cao.

Đã đến lúc nhà đầu tư trong nước nên thay đổi suy nghĩ, với tình hình thị trường hiện nay, nhiều DN phải đứng trước hai lựa chọn, hoặc chia sẻ lợi nhuận với đối tác hoặc ngưng hoạt động.

Các DN phát triển BĐS Việt Nam phụ thuộc nhiều vào vốn vay ngân hàng, nên bất cứ động thái nào liên quan đến ngân hàng đều ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của họ. Do đó, việc liên kết giữa các DN ở thời điểm này sẽ làm tăng sức mạnh tài chính cũng như kinh nghiệm và nguồn khách hàng.

Tuy nhiên, việc kêu gọi nguồn vốn “ngoại” trong thời gian gần đây không mấy dễ dàng, bởi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vẫn chưa đi qua. Song, từ góc nhìn của nhiều nhà đầu tư, Việt Nam vẫn là thị trường tiềm năng bởi hội tụ nhiều yếu tố như dân số trẻ, nhu cầu về thay thế nhà ở đang xuống cấp, sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng khiến BĐS trung tâm thương mại và nghỉ dưỡng có sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoàin

Theo Tiến Sĩ Sử Ngọc Khuơng - Giám đốc Bộ phận Đầu tư Savills Việt Nam