Kinh nghiệm khai thác giá trị di sản trên thế giới
Tại Trung Quốc, ngoài việc đầu tư tôn tạo, chính quyền nước này cũng triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để vừa bảo tồn di tích, vừa hạn chế ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Nhiều di sản thế giới như Tử Cấm Thành được Trung Quốc bảo tồn gần như nguyên trạng. Xung quanh đó là các khu phố cổ, nhà ở của người dân được giữ gìn, tôn tạo như cách đây hàng trăm năm. Cảnh quan không bị phá vỡ do có quy định trong bán kính nhất định không được xây dựng kiến trúc cao tầng.
Tại Trung Quốc, hầu hết các danh thắng đều được khai thác du lịch. Một khi được công nhận là di sản thế giới sẽ là động lực cho du lịch, giúp phát triển kinh tế, xã hội bền vững. Trung Quốc chủ trương kết hợp bảo tồn di sản với phát triển kinh tế và cải thiện dân sinh mang lại lợi ích cho người dân thông qua nhượng quyền, chia sẻ lợi ích và các hình thức khác tùy theo đặc điểm địa phương.
Tại Hội thảo về Công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các Di sản thế giới tại Việt Nam, bà Now Yahashi, chuyên gia quản lý di sản, Trung tâm Di sản thế giới UNESCO, chia sẻ: "Chúng ta thấy nhiều khu di sản thế giới thường gặp tình trạng gia tăng khách du lịch. Thực chất vấn đề này không tiêu cực, bởi du khách đến sẽ mang theo nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương; đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, cải thiện môi trường tự nhiên xung quanh. Song phát triển kinh tế du lịch phải bảo đảm tính bền vững, cân bằng giữa phát triển và bảo tồn”.
Các chuyên gia chia sẻ, các địa phương phải định lượng sức chứa, đón du khách tham quan; cần có phân tích chính xác về khả năng đáp ứng của di sản; xác định những thay đổi có thể chấp nhận được, đưa ra chỉ số cảnh báo, từ đó xác định mục tiêu quản lý di sản một cách khoa học.
Nhiều chuyên gia cũng khuyến cáo trong quá trình quản lý di sản cần coi trọng cả vùng lõi và vùng đệm, làm cho người dân hiểu được phải làm gì và không được làm gì khi sống trong di sản theo quy định, hướng dẫn của UNESCO.
Ông Brian Dextor - chuyên gia quốc tế của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên thế giới cho rằng: cần tìm hiểu kỳ vọng của du khách là gì khi đến tham quan di sản, từ đó có kế hoạch đa dạng sản phẩm du lịch phù hợp.
Qua những phân tích cho thấy, du khách luôn muốn tìm hiểu về giá trị di sản chứ không đơn thuần là tham quan di sản, vì thế phải có thêm hình thức du lịch, trải nghiệm thực tế cuộc sống người dân địa phương, tìm hiểu về thiên nhiên, đời sống sinh vật ở khu vực đó. Việc đa dạng hóa sản phẩm chuyên biệt chính là cách vừa thu hút du khách, vừa giảm thiểu các tác động không tốt đến di sản.
Bên cạnh đó, trong quá trình bảo tồn di sản tất cả những thay đổi phải tuân thủ nguyên tắc dựa trên những nghiên cứu khoa học, khảo cổ học và cần được nghiên cứu cẩn thận, kỹ lưỡng trước khi tiến hành.
![[Infographics] Chín Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới ở Việt Nam](https://resource.kinhtedothi.vn//2023/09/17f931a0bb-7871-4836-885a-44cb18efb4ed.jpg)
[Infographics] Chín Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới ở Việt Nam
Vào hồi 17 giờ 39 giờ địa phương, tại Saudi Arabia, Kỳ họp lần thứ 45 của UNESCO đã gõ búa thông qua hồ sơ đề cử, công nhận Quần thể Vịnh Hạ Long và Quần đảo Cát Bà là Di sản Thiên nhiên Thế giới.

Flamingo Cát Bà Resorts - Trải nghiệm cảm xúc đa tầng giữa di sản thiên nhiên
Kinhtedothi - Chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên Thế giới ngày 16/9/2023, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà đã khẳng vị thế trên bản đồ du lịch quốc tế, Flamingo Cát Bà Resort vinh dự trở thành một phần trong di sản xanh bền vững này.

Trải nghiệm giáo dục di sản “Ký ức mùa trăng” tại Văn Miếu- Quốc Tử Giám
Kinhtedothi - Từ 23/9 đến hết ngày 1/10, tại Hồ Văn – di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám sẽ diễn ra chuỗi hoạt động tương tác, trải nghiệm di sản “Ký ức mùa trăng 2023”.