Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Kinh nghiệm phục hồi của Bangladesh

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Một năm trước, khi hệ thống tài chính thế giới bên bờ vực sụp đổ bởi cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ những ông lớn owe Wall Street,

KTĐT - Một năm trước, khi hệ thống tài chính thế giới bên bờ vực sụp đổ bởi cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ những ông lớn owe Wall Street, có lo ngại rộng khắp rằng đợt “sóng thần” đó sẽ quét mạnh lên các quốc gia đang phát triển vốn dựa nhiều vào thị trường Mỹ.

Thế nhưng không chỉ Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển quy mô lớn khác “sống sót”, tiếp tục thịnh vượng mà ngay cả những nước nghèo như Bangladesh cũng thoát khỏi khủng hoảng một cách bình an vô sự. Họ đạt được điều đó bằng cách nào? Nhờ sự kết hợp giữa quản lý kinh tế khôn khéo cũng như khả năng hồi phục của khu vực xuất khẩu hàng giá rẻ.

Thành công của Bangladesh đã làm đảo ngược mọi dự đoán. Trong giai đoạn hỗn loạn tài chính toàn cầu, quan niệm thông thường là những quốc gia nghèo, với những nền kinh tế kém linh hoạt, với những chính phủ phản ứng chậm chạp, với nguồn dự trữ ngoại tệ yếu ớt, sẽ là các nạn nhân đầu tiên. Chính vì thế, các nền kinh tế đang phát triển như Bangladesh bị cho là sẽ phải chịu hậu quả sớm và nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng.

Tuy nhiên, dù không miễn nhiễm với ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn cầu, Bangladesh đã tránh được mức độ tồi tệ nhất và dường như với thiệt hại không đáng kể. Tăng trưởng GDP năm nay của quốc gia Nam Á này vẫn được ước tính ở mức 5% trong năm thứ hai liên tiếp, chỉ giảm nhẹ so với mức hơn 6% mà Bangladesh có được từ thập niên 90.

Một lýdo quan trọng giúp các thể chế tài chính Bangladesh không bị “dính” vào vòng xoáy khủng hoảng tại thị trường cầm cố Mỹ là nhờ chính phủ nước này áp đặt hạn chế đầu tư vào các tài sản tài chính nước ngoài. Trong khi đó, lượng USD mà ngân hàng trung ương nắm giữ lại tập trung vào trái phiếu chính phủ Mỹ, thứ hồi phục mạnh trong sự hỗn loạn thị trường.

Nhưng nếu hệ thống tài chính Bangladesh có thể miễn nhiễm với cuộc khủng hoảng, nền kinh tế này vẫn hòa nhập mạnh với nền kinh tế toàn cầu bị suy thoái khi xuất khẩu chiếm 17% GDP. Trong một nền kinh tế tổng giá trị 82 tỷ USD năm 2008, với 14 tỷ USD xuất khẩu vào 20 tỷ USD nhập khẩu, tỷ lệ thương mại trên GDP lên tới 42%.

Đáng ngạc nhiên, là bất chấp mức sụt giảm 9% của thương mại toàn cầu, xuất khẩu của nước này vẫn sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng 12%. Năm ngoái, xuất khẩu Bangladesh tăng 10%, trong đó xuất khẩu đồ len tăng 16% còn xuất khẩu hàng dệt may tăng 14,5%. Những yếu tố quan trọng này là một trong những chỉ dấu “giải mã” sự hồi phục ngoạn mục của Bangladesh.

Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, các thương hiệu phục vụ phân đoạn thấp của thị trường như Wal-Mart hay McDonald’s vẫn hoạt động trôi chảy, vượt mặt những đối thủ ở phân đoạn cao hơn khi người tiêu dùng từ bỏ các thương hiệu đắt đỏ nhằm “thắt lưng buộc bụng”. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 12 tỷ USD của Bangladesh là tiêu biểu cho đặc tính đó và cũng thu được lợi nhuận mạnh mẽ. Ngành công nghiệp dệt may của quốc gia này chủ yếu phục vụ cho thị trường hạng thấp song có tiếng về chất lượng cao, giá rẻ đã có được mức tăng trưởng 10% thị phần ở Mỹ trong năm nay, ngay cả khi toàn bộ lượng nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ giảm 3%.

Một yếu tố quan trọng khác giúp Bangladesh chống chọi thành công với khủng hoảng là nguồn kiều hối lớn từ hơn 10 triệu lao động nước này làm việc ở nước ngoài (ước tính đạt 10 tỷ USD năm nay, tăng kỷ lục gần 20% so với năm ngoái). Điều thú vị là việc lao động xuất khẩu của Bangladesh bị coi là “tầng lớp thấp nhất” đang giúp ích chính họ khi các nhà tuyển dụng muốn giảm chi phí bằng cách quay sang nguồn lao động giá rẻ nhất trên thị trường.

Cuối cùng, sự hồi phục của Bangladesh có công không nhỏ từ chính sách kinh tế khôn khéo của chính phủ chuyển tiếp lẫn chính phủ mới nắm quyền 9 tháng trước. Ngay từ đầu, Bộ Tài chính và Ngân hàng trung ương đã có những giải pháp đúng như thắt chặt chi tiêu, giảm trợ cấp nhiên liệu. Trong giai đoạn suy thoái, chính phủ tiếp tục trợ cấp cho khu vực nông nghiệp, nhờ đó bảo đảm được an ninh lương thực lẫn mức lương đủ sống cho 60% dân số vẫn phụ thuộc vào nông nghiệp.

Có thể, bài học sau chót rút ra từ trường hợp Bangladesh là trong một trật tự kinh tế toàn cầu sóng gió, không nên vội vã đưa ra kết luận ai sẽ vượt qua khó khăn tốt hơn. Khi mà cả thế giới từ chủ lao động đến người tiêu dùng đều tiết kiệm, chính những quốc gia phục vụ cho khái niệm hàng tốt giá rẻ như Bangladesh lại có lợi.