Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Đàm phán thương mại Mỹ và Trung Quốc diễn biến tích cực

Kinhtedothi - Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc ngày đàm phán đầu tiên tại Geneva, Thụy Sĩ vào ngày 10/5, với nỗ lực hàn gắn thương mại song phương trong bối cảnh cuộc chiến thuế quan leo thang căng thẳng.

Phó Thủ tướng Trung Quốc Hà Lập Phong đã có cuộc gặp trực tiếp đầu tiên với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent và Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer. Cuộc họp kéo dài hơn 8 tiếng tại biệt thự Villa Saladin, nhưng không có tuyên bố chính thức nào được đưa ra. Hai bên cũng không tiết lộ tiến triển cụ thể về việc giảm mức thuế trên 100% mà họ đang áp dụng lên hàng hóa của nhau. Các cuộc thảo luận sẽ tiếp tục trong ngày 11/5.

Cuộc gặp giữa hai nước diễn ra sau nhiều tuần căng thẳng leo thang bởi các đợt áp thuế mới của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump và hành động đáp trả từ Trung Quốc. Tổng thống Trump khẳng định cuộc gặp đã diễn ra rất tốt, cho biết hai bên đã đồng thuận tái khởi động đàm phán một cách thân thiện và mang tính xây dựng. Tuy nhiên, ông không tiết lộ chi tiết các thỏa thuận đạt được.

Mỹ hiện tìm cách thu hẹp mức thâm hụt thương mại hàng hóa trị giá 295 tỷ USD với Trung Quốc, đồng thời thúc ép Bắc Kinh từ bỏ mô hình kinh tế mang tính bảo hộ và gia tăng tiêu dùng nội địa. Ngược lại, Trung Quốc yêu cầu Mỹ hạ thuế, làm rõ mong muốn về các mặt hàng cần mua thêm, đồng thời khẳng định phải được đối xử bình đẳng trên trường quốc tế.

Mỹ áp dụng mức thuế lên tới 125% đới với Trung Quốc trước đó. Ảnh: China's Daily

Hãng thông tấn Tân Hoa Xã cho rằng việc Mỹ lạm dụng thuế quan một cách liều lĩnh đã gây bất ổn cho trật tự kinh tế toàn cầu, song vẫn gọi cuộc gặp tại Geneva là “bước đi tích cực và cần thiết”. Trung Quốc khẳng định sẽ kiên quyết bảo vệ lợi ích phát triển và giữ vững lập trường về thương mại tự do.

Dù vậy, các nhà phân tích cho rằng khả năng đạt được đột phá là thấp, do sự thiếu tin tưởng và căng thẳng giữa hai bên.

Bà Sun Yun, Giám đốc chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Stimson, nhận định cuộc gặp lần này có thể mở ra cơ hội hạ nhiệt nếu hai bên cùng cam kết giảm thuế.

“Ngay cả một bước giảm nhẹ cũng sẽ gửi đi tín hiệu tích cực, miễn là không chỉ dừng ở lời nói”, bà cho biết

Xem thêm: Tổng thống Trump để ngỏ khả năng giảm thuế với Trung Quốc  

Giới đầu tư cũng kỳ vọng Trung Quốc có thể được hưởng cơ chế miễn thuế tạm thời 90 ngày như Mỹ đã áp dụng cho một số nước khác. Bộ trưởng Kinh tế Thụy Sĩ Guy Parmelin cho rằng việc tổ chức được cuộc gặp đã là một thành công. Ông cho biết đàm phán có thể kéo dài đến hết ngày 12/5 nếu cần thiết.

Thụy Sĩ đóng vai trò trung gian thúc đẩy tổ chức cuộc gặp sau các chuyến thăm gần đây của lãnh đạo nước này tới Bắc Kinh và Washington. Trong thời gian ở Geneva, Phó Thủ tướng Hà Lập Phong cũng dự kiến sẽ gặp Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala.

Từ khi nhậm chức vào tháng 1 năm nay, Tổng thống Trump đã nâng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc lên 145%, cáo buộc Bắc Kinh không kiểm soát việc xuất khẩu tiền chất fentanyl - chất ma túy tổng hợp gây chết người. Trung Quốc đáp trả bằng mức thuế 125% và tuyên bố sẽ không khuất phục trước “chủ nghĩa đế quốc và hành vi bắt nạt”.

Trật tự thương mại thế giới lung lay vì cuộc chiến thuế quan

Trật tự thương mại thế giới lung lay vì cuộc chiến thuế quan

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kế hoạch áp thuế khủng của Mỹ với dầu Nga chỉ là “đòn gió”?

Kế hoạch áp thuế khủng của Mỹ với dầu Nga chỉ là “đòn gió”?

02 Jul, 06:28 PM

Kinhtedothi - Các chuyên gia cảnh báo, dự luật Mỹ dọa áp thuế 500% với khách hàng nhập khẩu dầu Nga, thay vì gây tổn hại cho Moscow, nhiều khả năng có thể phá vỡ quan hệ của Washington với các đối tác thương mại quan trọng như Ấn Độ, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ.

"Bất ngờ" lý do chủ tịch Fed chưa hạ lãi suất

"Bất ngờ" lý do chủ tịch Fed chưa hạ lãi suất

02 Jul, 04:13 PM

Kinhtedothi - Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell tuyên bố sẽ không vội vàng hạ lãi suất, với lý do thuế quan của Tổng thống Donald Trump đang làm phức tạp dự báo lạm phát trong nước.

Ông Putin và ông Macron nói gì sau gần hai năm không liên lạc?

Ông Putin và ông Macron nói gì sau gần hai năm không liên lạc?

02 Jul, 07:21 AM

Kinhtedothi - Sau gần hai năm gián đoạn, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bất ngờ nối lại liên lạc qua cuộc điện đàm kéo dài hai giờ, hé lộ những tính toán ngoại giao mới liên quan đến Ukraine, Iran và an ninh châu Âu.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ