70 năm giải phóng Thủ đô

Hội thảo quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội”:

Kinh nghiệm quốc tế trong bảo tồn toàn vẹn, nguyên gốc di sản

Minh An
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Sáng 9/9, Hội thảo khoa học quốc tế “20 năm nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị di sản Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội” tiếp tục diễn ra ngày thứ 2, các đại biểu tập trung thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp trong nghiên cứu, bảo tồn và phát huy di sản.

Tới dự Hội thảo về phía Hà Nội có: Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng. Về phía quốc tế có đại diện Trung tâm Di sản thế giới, phụ trách khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Nao Hayashi; Chủ tịch Hội đồng Di tích và Di chỉ quốc tế (ICOMOS) - cơ quan tư vấn độc lập cho Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) Marie Laure Lavenir; Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Việt Nam Christian Manhart.

Các đại biểu tham dự Hội thảo. Ảnh: Lại Tấn.
Các đại biểu tham dự Hội thảo. Ảnh: Lại Tấn.

Công ước di Di sản thế giới ra đời năm 1972 giúp các nước trên thế giới ngày càng ý thức được trách nhiệm bảo tồn một số khu di sản thiên nhiên hay văn hoá có giá trị nổi bật toàn cầu, không chỉ thuộc về từng quốc gia mà là của toàn thể cộng đồng quốc tế. Tính đến nay đã có 1.154 di sản được ghi vào danh sách di sản thế giới. Công ước có tổng số 194 quốc gia thành viên, gồm 27 quốc gia chưa có di sản nào được ghi danh.

Tại Hội thảo, các nhà khoa học, đại biểu đánh giá, khảo cổ học đô thị hiện đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong bảo tồn và phát huy giá trị. Di sản đô thị đễ bị huỷ hoại, công tác bảo tồn và phát huy gặp nhiều trở ngại, hạn chế do sự phát triển đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông, nhà hàng…

Giám đốc cơ quan hỗ trợ cùng Paris tại Việt Nam Mr Emmanuel thảo luận tại Hội thảo. Ảnh: Lại Tấn.
Giám đốc cơ quan hỗ trợ cùng Paris tại Việt Nam Mr Emmanuel thảo luận tại Hội thảo. Ảnh: Lại Tấn.

Do vậy, Giám đốc cơ quan hỗ trợ vùng Paris tại Việt Nam Emmanuel đã gợi mở mô hình và quy hoạch không gian trưng bày khảo cổ và kiến trúc cho khu di sản Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, cơ hội hợp tác giữa Hà Nội vào Vùng ILE de France.

Theo đó, ông  Emmanuel đã đưa ra mô hình khu khảo cổ Saint – Denis được tích hợp trong dự án cải tạo đô thị, sử dụng cảnh quan và thiết kế đô thị để bảo tồn di sản và thể hiện các vết tích lịch sử trong quá khứ. Bên cạnh đó, các khu di sản Thánh Laurent và Mục sư đoàn ở Aosta (Ý) là một ví dụ về việc quản lý lâu dài đới với địa điểm khảo cổ học đô thị cho các mục đích lịch sử, văn hoá và du lịch.

Các nhà khoa học trong nước và quốc tế tham dự Hội thảo. Ảnh: Lại Tấn.
Các nhà khoa học trong nước và quốc tế tham dự Hội thảo. Ảnh: Lại Tấn.

Về vấn đề hợp tác giữa Hà Nội và ILE de France, ông Emmanuel đưa ra một số gợi mở như: Vùng ILE de France cùng với Việt Nam có thể hỗ trợ kết nối các di tích lịch sử của Hà Nội và các khu di sản vùng ILE de France; xây dựng hợp tác trao đổi và hỗ trợ kỹ thuật, ví dụ như sự hợp tác giữa thị trấn trung cổ Provins và Thành cổ Hà Nội, hỗ trợ của Bộ Văn hoá Pháp trong lĩnh vực đào tạo và bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ nói tiếng Pháp đang làm việc tại các khu di tích lịch sử.

Cụ thể cơ hội hợp tác có thể tập trung vào 4 điểm, gồm: Hợp tác trong một dự án cụ thể, ví dụ như dự án thiết kế một đô thị đương đại nhằm bảo tồn và phát huy di sản; Hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực truyền thông và quảng bá; Hỗ trợ xây dựng mạng lưới di sản (tại Hà Nội và giữa các khu di sản của Hà Nội và của ILE de France); Giới thiệu các kiến trúc sư, nhà thiết kế đô thị và nhà thiết kế cảnh quan có chuyên môn cao đến làm việc tại các khu khảo cổ học lịch sử”.

GS Ueno Kumikazu – GS Danh dự Đại học nữ sinh Nara phát biểu tại Hội thảo.
GS Ueno Kumikazu – GS Danh dự Đại học nữ sinh Nara phát biểu tại Hội thảo.

Tại Hội thảo, thảo luận trọng tâm vào kinh nghiệm khôi phục kiến trúc từ di tích khảo cổ học GS Ueno Kumikazu – GS Danh dự Đại học nữ sinh Nara giới thiệu một số công trình kiến trúc được phục dựng ở Nhật Bản như Suzaku-mom (cổng chính), Daigoku-sen (sảnh chính) và Tou-in (khu vườn phía đông trong “Heijou – Kyu”: Địa điểm cung điện Nara). Nhưng công trình này được xây dựng từ giữa thế kỷ thứ XIII.

Từ đó, GS Ueno Kumikazu chia sẻ kinh nghiệm: Trong quá trình nghiên cứu, thường chúng tôi phải dựng mô hình ở tỉ lệ 1/50 đến 1/100. Chúng tôi kiểm tra các vấn đề khác nhau trong quá trình phục dựng. Khi đón công chúng tới thăm quan công trình phục dựng, chúng ta phải lưu ý ít nhất 2 vấn đề an toàn và bảo tồn hiện vật nguyên gốc.

Trong đó, an toàn – sau khi hoàn thành việc xây dựng lại, mọi người sẽ vào tham quan. Chúng ta cần thiết lập an toàn trong các công trình được phục dựng lại; Bảo tồn các di tích khảo cổ - công trình được phục dựng trên nguyên tắc không bao giờ được phá huỷ các hiện vật có giá trị nguyên gốc.

Đồng quan điểm trên, chuyên gia phụ trách văn hoá khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Trung tâm Di sản thế giới nhấn mạnh Nao Hayashi: “Bảo tồn giá trị nổi bật toàn cầu đòi hỏi liên tục suy ngâm, chiêm nghiệm và đổi mới để mang lại sự hài hoạ giữa nhu cầu cuộc sống hiện đai, các giá trị di sản và khát vọng của người dân về một tương lai tốt đẹp hơn. Mục tiêu chính của việc ghi danh là để bảo quản tài sản này một cách tốt nhất. Chính vị vậy việc trang bị cho khu di sản nhưng kinh nghiệm trong bảo tồn là cần thiết. Trong đó, cần luôn lưu ý, xác định rõ những yếu tố xác thực của di sản để công tác phát huy giá trị đúng trọng tâm”.

Chiều 9/9, tại Hội thảo, các nhà khoa học tiếp tục thảo luận, đưa ra hướng đi tích cực, phù hợp cho công tác này tại Khu di sản Hoàng thành Thăng Long, bảo đảm mục tiêu quản lý bền vững, góp phần thúc đẩy, lan tỏa giá trị văn hóa đặc sắc của Thăng Long - Hà Nội, Việt Nam trên cả nước và quốc tế.