Phấn đấu tăng trưởng năm 2020 từ 2,5 - 3%
Trong khủng hoảng Covid-19, tăng trưởng 3 quý liên tiếp của Việt Nam giảm so với cùng kỳ các năm nhưng vẫn đạt dương. Thủ tướng đánh giá, hai đợt bùng phát bệnh vào tháng 3 và tháng 7 đã gây ảnh hưởng lớn nhưng nước ta đã kiểm soát thành công, thực hiện thắng lợi mục tiêu kép, đặc biệt là tháng 9 có sự tăng trưởng 2,62%, cao hơn quý 2 chỉ đạt 0,39%. Cho thấy thực tế nền kinh tế nước ta đã đi qua đáy trong quý 2 và đang phục hồi theo hình chữ V. Trước các kết quả đã ghi nhận, Bộ KH&ĐT dự kiến GDP cả năm đạt 2,51%. Dù vậy, tại phiên họp, Thủ tướng nêu quyết tâm tăng trưởng năm nay đạt 2,5 - 3%.Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như các rủi ro bên ngoài khi dịch bệnh chưa thuyên giảm ở nhiều nước. Một số tổ chức quốc tế cảnh báo rủi ro bất ổn tài chính toàn cầu do lượng tiền lớn, trong khi khả năng hấp thụ còn yếu, có thể dẫn đến bong bóng tài chính. Một số thách thức từ nội tại như ngành công nghiệp xây dựng vẫn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự đứt gãy chuỗi cung ứng, các thị trường xuất khẩu chính còn gặp khó khăn. Lĩnh vực dịch vụ chịu tác động lớn và phục hồi chậm. Về phía cầu, tiêu dùng phục hồi chậm khi tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ 9 tháng chỉ tăng 0,7%, thấp hơn nhiều so với mức tăng năm trước, thể hiện người dân còn khó khăn và cũng đã thay đổi hành vi tiêu dùng.Các ngành chủ động xây dựng các giải pháp tăng trưởngTrước tình hình trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, lơ là; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, những chương trình để thúc đẩy tăng trưởng. Cụ thể, Bộ VHTT&DL cần xem xét chủ đề du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn trong 3 tháng cuối năm; tăng cường truyền thông và phối hợp với các địa phương, DN triển khai mạnh mẽ Chương trình kích cầu du lịch nội địa.Tiếp tục ưu tiên đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, mở rộng khai thác hiệu quả thị trường, đẩy mạnh kích cầu thị trường nội địa. Thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư xã hội, đặc biệt là dòng vốn đang dịch chuyển trong khu vực và thế giới. Thủ tướng cho rằng Việt Nam sẽ có sức bật mạnh sau khủng hoảng nếu áp dụng kinh tế số, chiến lược số, cơ cấu lại quản trị, tổ chức lại sản xuất. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Các bộ liên quan sớm đề xuất gói hỗ trợ an sinh xã hội bổ sung đợt 2 để tạo thuận lợi hơn nữa cho giải ngân. Đồng thời, cần tích cực triển khai công tác hoàn thiện thể chế pháp luật.Trong khi đó, trước lo ngại "làn sóng" giải thể, ngừng hoạt động DN, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, tình hình DN 9 tháng đầu năm còn khá khó khăn, đặc biệt là sản xuất hàng xuất khẩu và DN lữ hành du lịch. Đây là 2 lĩnh vực tác động trực tiếp của dịch Covid 19. Với DN lữ hành, thị trường khách quốc tế gần như đóng băng nên DN liên quan còn rất nhiều khó khăn để hoạt động và nuôi bộ máy. Bộ KH&ĐT kỳ vọng ngành du lịch sẽ phục hồi một phần nhờ khách du lịch trong nước.Nhắc đến việc vừa qua NHNN đã giảm rất sâu lãi suất điều hành và chi phí hoạt động của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, ông Phương nhấn mạnh vốn ngân hàng không phải là cho không, có giá vốn và dựa vào nguyên tắc cung - cầu. Tăng trưởng tín dụng khá tích cực nhưng không phải DN nào cũng có thể vay bởi phải giải quyết vấn đề mấu chốt là đầu ra của sản phẩm.
Nhìn trên tổng thể, kinh tế Việt Nam nổi lên không ít điểm sáng. Đơn cử xuất siêu đạt kỷ lục với 17 tỷ USD. 30 mặt hàng xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD và 5 mặt hàng trên 10 tỷ USD. Thu hút FDI đã đạt trên 21 tỷ USD. Các chỉ số vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 9 tháng tăng 3,85% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định, thị trường chứng khoán có sự khởi sắc trở lại. Tốc độ giải ngân vốn đầu tư công tháng 9 và 9 tháng đều đạt mức cao nhất trong 5 năm qua với tổng mức thực hiện đạt trên 300.000 tỷ đồng, tương đương 60% kế hoạch năm. Sản xuất công nghiệp tháng 9 đã có sự khởi sắc, mở ra hy vọng sớm phục hồi và tăng trưởng mạnh trở lại trong quý 4 và thời gian tới. |