Theo thông báo từ Cục thống kê kinh tế của Ngân hàng T.Ư Hàn Quốc (BOK), từ tháng 3 – 5 vừa qua, nước này đã xuất khẩu các sản phẩm văn hóa như: Phim điện ảnh, âm nhạc và các chương trình truyền hình nhiều hơn so với nhập khẩu các mặt hàng này. Tính riêng trong 6 tháng đầu năm, Hàn Quốc đã thu được hơn 580 triệu USD nhờ xuất khẩu các mặt hàng này, trong khi chi khoảng 540 triệu USD cho nhập khẩu, tăng 73% so với cùng kỳ năm 2011. Để có được sự biến đổi ấn tượng trong cán cân giải trí – văn hóa này, xuất khẩu văn hóa đã tăng nhanh chóng, trong khi nhập khẩu không có nhiều thay đổi lớn kể từ nửa cuối năm 2011.
Trước đây, giống như nhiều quốc gia châu Á khác, cán cân dịch vụ về văn hóa của Hàn Quốc thường xuyên bị thâm hụt vì hầu như không có sản phẩm đặc sắc nào. Tuy nhiên, nhờ ảnh hưởng của làn sóng văn hóa Hàn Quốc, còn gọi là Hallyu, từ những năm 2000, xuất khẩu phim truyền hình sang các nước Đông Nam Á, Trung Quốc và Nhật Bản tăng đột biến. Đặc biệt, từ năm 2008, dòng nhạc thần tượng (K-pop) đã vượt khỏi châu Á và được lan truyền rộng rãi ra toàn thế giới. Năm ngoái, tính riêng doanh thu của các ca sĩ Hàn Quốc tại thị trường Nhật Bản đã được nâng lên mức 24,47 tỷ yên (tương đương 310 triệu USD). Trong khi, trong năm nay, Công ty giải trí CJ E&M có kế hoạch sẽ xuất khẩu ra nước ngoài bản quyền phát sóng phim truyền hình khoảng 220 tỷ won (tương đương 200 triệu USD).
Hàn Quốc đã đưa văn hóa dân tộc ra toàn thế giới.
Nhận thấy rõ tiềm năng và lợi ích của lĩnh vực xuất khẩu đặc biệt này, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra các biện pháp hỗ trợ để tăng cường bán các sản phẩm văn hóa ra thế giới vì kết quả nghiên cứu từ năm 2001 – 2011 cho thấy, gia tăng 100 USD trong xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ văn hóa sẽ dẫn đến mức tăng trung bình 412 USD trong xuất khẩu hàng tiêu dùng. Các sản phẩm công nghệ thông tin như: Đồ điện tử gia dụng và điện thoại di động là mặt hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu lớn nhất, với tốc độ tăng trung bình là 395 USD khi bán được 100 USD sản phẩm văn hóa.
Trong bối cảnh Việt