Kinh tế năm 2023: Ổn định vĩ mô, cải thiện nội lực

Thảo Nguyên
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi -Năm 2023, Việt Nam đánh giá bối cảnh kinh tế thế giới bằng những cụm từ “bất định”, “phức tạp”, “khó lường”. Đảm bảo ổn định và khả năng chống chịu vĩ mô phải được xem là yếu tố “bất biến” để ứng phó với môi trường nhiều bất định của tình hình kinh tế toàn cầu hiện nay.

Kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng

Năm 2023, một năm được dự báo sẽ có nhiều khó khăn, thách thức đến từ bên ngoài và trong nội tại nền kinh tế, lạm phát duy trì ở mức cao; chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất kéo dài kèm theo mất giá trị đồng tiền, giảm mạnh nhu cầu tiêu dùng tại nhiều quốc gia; thị trường bất động sản ở nhiều nước khó khăn hơn.

Quan điểm điều hành chính sách của nhiều quốc gia thay đổi, đảo chiều nhanh, dấu hiệu suy thoái của kinh tế thế giới và nhiều nước lớn ngày càng rõ nét. Nguy cơ mất thanh khoản, rủi ro, bất ổn tài chính, tiền tệ, nợ công, an ninh năng lượng, an ninh lương thực trên toàn cầu gia tăng... sẽ tác động mạnh, kéo dài, trên phạm vi lớn tới hầu hết các nền kinh tế.

Với độ mở kinh tế lớn, trong khi tính tự chủ của nền kinh tế, năng lực sản xuất trong nước còn hạn chế, rủi ro, thách thức tới tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô của nước ta là rất lớn. Bên cạnh đó, nợ xấu tiềm ẩn, xử lý các tổ chức tín dụng, ngân hàng yếu kém, cơ cấu lại hệ thống tài chính - ngân hàng còn nhiều thách thức, khó khăn. Thị trường bất động sản còn tiềm ẩn rủi ro, phát triển thiếu lành mạnh, bền vững. Bộ KH&ĐT cảnh báo và cho rằng, nền kinh tế sẽ tiếp tục phục hồi nhưng sẽ khó khăn hơn năm 2023.

Sản xuất thiết bị điện tử xuất khẩu tại Công ty TNHH Rhythm Precision Việt Nam, Khu công nghiệp Nội Bài, Hà Nội. Ảnh Phạm Hùng 
Sản xuất thiết bị điện tử xuất khẩu tại Công ty TNHH Rhythm Precision Việt Nam, Khu công nghiệp Nội Bài, Hà Nội. Ảnh Phạm Hùng 

Do đó, việc nâng cao năng lực chống chịu, tính tự cường của nền kinh tế, tạo tiền đề xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và hiệu quả có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tình hình mới. Đây là một định hướng, chủ trương nhất quán, xuyên suốt, được xác định rõ trong các nghị quyết, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng, Nhà nước đề ra. Quan điểm điều hành chính sách của Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô là yếu tố “bất biến” để ứng phó với “vạn biến” của tình hình kinh tế quốc tế.

Chính sách tài khóa tiền tệ linh hoạt

Các chuyên gia khẳng định: Một nền kinh tế có nội lực mạnh sẽ thúc đẩy nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế, trong khi hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả sẽ tạo tiền đề để xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Để tăng khả năng chống chịu và cải thiện năng lực nội sinh của nền kinh

 

Ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời ứng phó chủ động, linh hoạt với sự thay đổi nhanh chóng là chìa khóa để nền kinh tế

Việt Nam tiếp tục "lội ngược dòng" thành công và duy trì đà tăng trưởng trong bối cảnh thế giới, khu vực có nhiều biến động. Thực tiễn đã chứng tỏ chỉ khi các chỉ số vĩ mô được giữ ổn định, nền kinh tế mới hội đủ năng lực chống chịu, có dư địa để chủ động ứng phó có hiệu quả với các diễn biến bất ngờ và phục hồi nhanh chóng sau các biến động đó.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Chúng ta đứng trước cơ hội lớn nhưng thách thức cao. Chúng ta không mạnh nhưng có tầm nhìn, có khát vọng để vươn lên.

Việt Nam đang có nền tảng tốt cho phát triển. Đây là yếu tố giúp chúng ta phát triển, dứt khoát không được lãng phí cơ hội.

PGS.TS Trần Đình Thiên

tế, các chuyên gia cho rằng, trước hết cần ổn định kinh tế vĩ mô và sự lành mạnh của hệ thống tài chính tiền tệ, cùng với cải cách, giám sát, vận dụng tốt chính sách tài khóa, tiền tệ. Chính sách tài chính tiền tệ cần tạo được “tấm đệm” nguồn lực. Thứ hai, cấu trúc nền kinh tế khi chuyển dịch phải đủ đa dạng, đủ uyển chuyển, giảm thiểu rủi ro, quan tâm tới những mặt hàng chiến lược. Cùng với đó, nỗ lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút vốn FDI có chất lượng, nâng giá trị gia tăng trong quá trình xuất nhập khẩu, tham gia chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Thanh Hà cho biết,  để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế thì tín dụng, lãi suất, tỷ giá, các giải pháp, công cụ chính sách tiền tệ khác sẽ được NHNN điều hành rất đồng bộ, linh hoạt nhưng không xa rời mục tiêu kiểm soát lạm phát, trên tinh thần thấm nhuần quan điểm “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, tùy từng thời điểm thị trường để ứng biến đưa ra các giải pháp, chính sách, lộ trình phù hợp.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Bộ Tài chính, NHNN, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu,  mục tiêu cao nhất với ngành ngân hàng là bảo đảm an ninh tiền tệ, an toàn hệ thống. Tiếp tục điều hành chắc chắn, chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Chính sách tài khóa mở rộng cần có trọng tâm, trọng điểm. Cùng với đó, tiếp tục nghiên cứu để giảm thuế, phí, lệ phí cho người dân và DN, tiết giảm chi phí cho sản xuất, kinh doanh, bởi đó cũng là cách để khơi thông nguồn lực cho DN. Phải tạo điều kiện nuôi dưỡng nguồn thu, hỗ trợ DN, coi việc của DN như việc của mình, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, từ đó DN có điều kiện phát triển và quay trở lại đóng góp vào ngân sách Nhà nước. “Vấn đề này đã được Bộ Tài chính triển khai rất tốt trong năm 2022 và cần phát huy làm tốt trong năm 2023”- Thủ tướng nhấn mạnh.

Tháo gỡ điểm nghẽn, khai thác hiệu quả mọi nguồn lực

Ngay sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Chính phủ đã khẩn trương chỉ đạo xây dựng các Nghị quyết triển khai thực hiện kết luận của Ban Chấp hành T.Ư và Quốc hội triển khai thực hiện kế hoạch năm 2023.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đặt ra, cần quyết liệt, tập trung đẩy mạnh và triển khai nhanh hơn các nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của năm 2023 trên tinh thần đoàn kết, kỷ cương; bản lĩnh, linh hoạt; đổi mới sáng tạo; kịp thời, hiệu quả.

Một điểm Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nhấn mạnh là Việt Nam tiếp tục chú trọng, nâng cao công tác hoàn thiện thể chế, thực thi pháp luật, tạo điều kiện khơi thông, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển và hệ thống kết cấu hạ tầng. Đồng thời, tập trung cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Cùng với đó, hoàn thiện định hướng phát triển 6 vùng kinh tế, đẩy nhanh công tác quy hoạch, tạo lập không gian, động lực phát triển mới cho các vùng, địa phương; đẩy mạnh thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, giải ngân vốn vốn đầu tư công; tháo gỡ các điểm nghẽn về nguồn lực, cải thiện sức cạnh tranh, năng lực nội tại của nền kinh tế; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Đây là những nhiệm vụ, giải pháp cần tập trung thực hiện cùng với việc đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược, 12 nhóm nhiệm vụ giải pháp trọng tâm tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030. Từ đó, không chỉ là vấn đề hóa giải khó khăn, thách thức trước mắt, mà còn nâng cao năng lực sản xuất trong nước, năng suất lao động, hiệu quả hoạt động, sức cạnh tranh, khả năng tự chống chịu của nền kinh tế trước các yếu tố, thách thức mới từ bên ngoài trong trung và dài hạn.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần