15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô:
Kinh tế Thủ đô là động lực phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
So với Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước, mặc dù Hà Nội chỉ bằng 21,2% và 1% tương ứng về diện tích, 41,7% và 8,1% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp tương ứng 47,46% và 12,59% về GRDP, 52,48% và 17,07% về thu ngân sách nhà nước, 14,19% và 4,61% kim ngạch xuất khẩu, 29,77 và 10,77% kim ngạch nhập khẩu của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.
Tăng trưởng GRDP của Hà Nội giai đoạn 2008-2010 (theo quy mô chưa thay đổi) đạt 9,68%/năm. Giai đoạn 2011-2022 (theo quy mô GRDP điều chỉnh) GRDP tăng bình quân 6,67%/năm; trong đó, dịch vụ tăng 6,77%; công nghiệp - xây dựng tăng 8,19%; nông nghiệp tăng 2,87%.
Năm 2020 và 2021, GRDP tăng khá thấp so với các năm trong giai đoạn 2011-2022, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Năm 2022, GRDP phục hồi tăng cao, tuy nhiên năm 2023 lại bị ảnh hưởng của xung đột vũ trang Nga – Ucraina và các chính sách kiềm chế lạm phát của các quốc gia, tăng trưởng chững lại.
Hà Nội luôn duy trì tăng trưởng cao hơn (ngoại trừ năm 2018) và đóng góp tích cực vào tăng trưởng cả nước. Bình quân giai đoạn 2011-2022, GRDP của Hà Nội tăng gấp 1,12 lần so với mức tăng chung cả nước (cả nước tăng 5,94%/năm).
Năm 2023, trong bối cảnh khó khăn, hầu hất các chỉ tiêu đều đạt cao hơn mức chung cả nước; GRDP 9 tháng đầu năm 2023 của Hà Nội tăng khá, đạt cao hơn 1,43 lần cả nước. GRDP 9 tháng đầu năm năm 2023 tăng 6,08% (cả nước tăng 4,24%) - là mức tăng khá trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn; xu hướng có cải thiện, quý sau cao hơn quý trước. GRDP của Hà Nội năm 2023 ước tăng 6,27%.
Thương mại, dịch vụ tăng trưởng 2 con số; nông nghiệp tăng trưởng ổn định, tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế; chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát (1,51%), thấp hơn khá nhiều mức chung của cả nước (3,2%).
Vốn đầu tư xã hội, đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp đăng ký thành lập duy trì tăng. Vốn đầu tư xã hội ước tăng 9% (kế hoạch tăng 10,5%); 10 tháng đầu năm 2023 thu hút 2.607 triệu USD vốn FDI, tăng 2,04 lần.
Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính TP Hà Nội và một số tỉnh có liên quan, kinh tế duy trì tăng trưởng khá; đảm bảo các cân đối lớn ngay cả khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; mô hình tăng trưởng chuyển dần về chiều sâu; chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh được cải thiện, hiệu quả đầu tư tăng lên. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện; khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển mạnh…
Hà Nội sẽ tiếp tục phát huy vị trí là một trong những đầu tàu kinh tế của cả nước; Huy động mọi nguồn lực, khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về văn hóa, khoa học và công nghệ, nguồn nhân lực, đất đai, tài sản công cùng các tiềm năng, lợi thế khác để phát triển kinh tế nhanh, bền vững.

Ba Vì sau 15 năm về Thủ đô: Phát triển bền vững, tạo đà bứt phá
Kinhtedothi – Trải qua 15 năm, sự phát triển vượt bậc của Thủ đô Hà Nội nói chung và huyện Ba Vì nói riêng đã khẳng định tính đúng đắn, tầm nhìn chiến lược, ý nghĩa lịch sử thực tiễn lâu dài của chủ trương mở rộng địa giới hành chính.

Hạ tầng đô thị Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính
Kinhtedothi - Ngày 1/8/2008, Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, đây là quyết định mang ý nghĩa lịch sử, thể hiện tầm nhìn chiến lược, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô. Sau 15 năm, Hà Nội có nhiều bước phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của đất nước.
15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô: “Tam nông” chuyển mình mạnh mẽ
Kinhtedothi - “Kết quả đạt được của ngành NN&PTNT Hà Nội trong 15 năm qua đã khẳng định tính đúng đắn, giá trị lịch sử, ý nghĩa thực tiễn lâu dài của chủ trương mở rộng địa giới hành chính đối với sự phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân Thủ đô”.