Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kinh tế TP Hồ Chí Minh: phục hồi và thách thức

Kinhtedothi - Ngày 29/7, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh và Cục Thống kê TP Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức buổi Tọa đàm ra mắt “Báo cáo Kinh tế TP Hồ Chí Minh: Phục hồi và Thách thức”.

Theo báo cáo này, nhóm nghiên cứu cho biết, trong 6 tháng đầu năm, nền kinh tế thế giới tiếp tục phục hồi và đạt được mức tăng trưởng tương đối cao so với dự báo, đặc biệt là 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng là Mỹ và Trung Quốc.

Tọa đàm “Báo cáo kinh tế vĩ mô TP Hồ Chí Minh: kết quả 2023 và dự báo 2024”

“Trong bối cảnh thuận lợi này, Việt Nam đạt được mức tăng trưởng GDP tương đối cao trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, phản ánh sự phục hồi ổn định của tổng cầu đối với hàng hóa và dịch vụ” - báo cáo nhấn mạnh.

Xuất khẩu là một yếu tố đóng góp vào sự phục hồi của tổng cầu của cả nước và TP Hồ Chí Minh. Trong khi đó, tiêu dùng và đầu tư (đặc biệt là đầu tư của các doanh nghiệp tiêu dùng nội địa) vẫn chưa thực sự phục hồi mạnh mẽ so với xu hướng trước đại dịch Covid-19.

Đối với TP Hồ Chí Minh, mức tăng trưởng GRDP tương đối cao trong 6 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực dịch vụ đang có mức tăng trưởng cao và ổn định nhất, theo sau là công nghiệp. Lĩnh vực xây dựng vẫn còn tăng trưởng khá khiêm tốn.

Bên cạnh đó, nhiều chỉ số cho thấy các doanh nghiệp nội địa tại TP Hồ Chí Minh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và chưa có dấu hiệu hồi phục vững chắc trong hoạt động đầu tư trong 6 tháng đầu năm.

Kích cầu tiêu dùng và đầu tư nội địa cũng chính là “động lực” tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế TP Hồ Chí Minh. Ảnh minh họa

Dự báo trong 6 tháng cuối năm 2024, xuất khẩu của TP Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là hai thị trường lớn là Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, tất cả các nền kinh tế này đều đang phải đối mặt với các vấn đề khó khăn riêng và chưa thực sự đi vào quỹ đạo hồi phục một cách vững chắc. Vì thế rủi ro và bất ổn vẫn có thể xảy ra, gây ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu.

Tuy nhiên, tất cả các nền kinh tế này đều đang phải đối mặt với các vấn đề khó khăn riêng và chưa thực sự đi vào quỹ đạo hồi phục một cách vững chắc. Vì thế rủi ro và bất ổn vẫn có thể xảy ra, gây ảnh hưởng tiêu cực đến xuất khẩu. Vì vậy, cần phải chú trọng nhiều hơn là nhanh chóng kích cầu tiêu dùng và đầu tư nội địa để đạt được mục tiêu tăng trưởng.

Một nhóm chính sách quan trọng mà TP Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung cần phải chú trọng nhiều hơn trong 6 tháng cuối năm là nhanh chóng kích cầu tiêu dùng và đầu tư nội địa. Điều này sẽ giúp tổng cầu hồi phục nhanh hơn và giảm phụ thuộc vào xuất khẩu, qua đó giảm thiểu tính chu kỳ của nền kinh tế trước những biến động của nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên rủi ro và bất định.

"Nếu nền kinh tế thế giới diễn biến thuận lợi như kỳ vọng trong 6 tháng cuối năm, cộng thêm việc TP Hồ Chí Minh quyết liệt triển khai hiệu quả đồng bộ các giải pháp thì cả năm 2024 TP Hồ Chí Minh có thể đạt mức tăng trưởng 7-7,5%.

Quan trọng hơn cả con số tăng trưởng năm 2024, TP Hồ Chí Minh cần phải tập trung đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng công nghệ cao và xanh hóa. Đây là yếu tố then chốt giúp TP Hồ Chí Minh nâng cao tốc độ tăng trưởng trong trung hạn" - Nhóm nghiên cứu nhận định.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
“Phù thuỷ thương hiệu” chỉ cách đưa thương hiệu ngân hàng Việt vươn tầm quốc tế

“Phù thuỷ thương hiệu” chỉ cách đưa thương hiệu ngân hàng Việt vươn tầm quốc tế

05 May, 03:59 PM

Kinhtedothi- Tại Diễn đàn do Thời báo Ngân hàng tổ chức ngày 5/5, các chuyên gia quốc tế và lãnh đạo ngân hàng trong nước cho rằng, thương hiệu ngân hàng mạnh không chỉ bắt đầu từ sản phẩm tốt, mà từ lời hứa được thực hiện nhất quán, quản trị theo chuẩn mực quốc tế và gắn với giá trị nhân văn.

Thu hút đầu tư FDI vào nông nghiệp: vẫn còn nhiều việc cần làm

Thu hút đầu tư FDI vào nông nghiệp: vẫn còn nhiều việc cần làm

05 May, 01:43 PM

Kinhtedothi - Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông nghiệp dù có sự gia tăng nhưng chưa đạt kỳ vọng. Ngành nông nghiệp đang xây dựng kế hoạch, định hướng nhiều giải pháp để thu hút nguồn vốn FDI, phấn đấu đạt mục tiêu 25 tỷ USD vào năm 2030.

Gỡ nút thắt phát triển thị trường trung tâm dữ liệu

Gỡ nút thắt phát triển thị trường trung tâm dữ liệu

05 May, 11:14 AM

Kinhtedothi - Mặc dù nhiều dư địa phát triển, được đánh giá có tiềm năng tỷ đô, nhưng thị trường trung tâm dữ liệu Việt Nam vẫn chưa phát triển tương xứng và gặp nhiều thách thức. Việc khai thác thị trường tiềm năng này đặt ra nhiều thách thức cho các nhà cung cấp trong nước.

VietinBank – Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới

VietinBank – Chuyển đổi số để vươn mình trong kỷ nguyên mới

05 May, 10:42 AM

Kinhtedothi - Trải qua 37 năm phát triển, VietinBank đã góp phần tích cực, quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trước bối cảnh chuyển đổi số và thách thức toàn cầu, VietinBank tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, kiến tạo tương lai bền vững và phát triển mạnh mẽ.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ