Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kinh tế vẫn còn những điểm nghẽn

Kinhtedothi - Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2014 tăng 0,55% so với tháng trước và tăng 1,24% so với tháng 12 năm trước. Như vậy, sau khi tăng thấp vào tháng 1 (tăng 0,69%), tháng 2 (trùng với dịp Tết Nguyên đán), CPI còn tăng thấp hơn và tính chung hai tháng đầu năm đã tăng thấp nhất trong 13 năm qua.  Tư duy “kiểm soát” lạm phát vẫn chưa rõ nét Việc tăng thấp của CPI chung, cộng hưởng với việc ổn định, thậm chí giá nhiều mặt hàng thiết yếu còn giảm, kể cả những mặt hàng theo thông lệ thường có nhu cầu lớn, giá tăng cao vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, đã làm cho nhiều chuyên gia, nhiều người tiêu dùng, nhất là những người có thu nhập thấp đưa ra đánh giá: Tết này, chiều lòng người nghèo! Hà Nội là một trung tâm tiêu thụ lớn, nhưng CPI tháng 2 chỉ tăng 0,49% và tính chung 2 tháng đầu năm chỉ tăng 1,19%, thấp nhất hàng chục năm qua, thấp hơn tốc độ tăng của nhiều địa bàn trên cả nước.
Kinhtedothi - Tổng cục Thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2014 tăng 0,55% so với tháng trước và tăng 1,24% so với tháng 12 năm trước. Như vậy, sau khi tăng thấp vào tháng 1 (tăng 0,69%), tháng 2 (trùng với dịp Tết Nguyên đán), CPI còn tăng thấp hơn và tính chung hai tháng đầu năm đã tăng thấp nhất trong 13 năm qua. 

Tư duy “kiểm soát” lạm phát vẫn chưa rõ nét

Việc tăng thấp của CPI chung, cộng hưởng với việc ổn định, thậm chí giá nhiều mặt hàng thiết yếu còn giảm, kể cả những mặt hàng theo thông lệ thường có nhu cầu lớn, giá tăng cao vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc, đã làm cho nhiều chuyên gia, nhiều người tiêu dùng, nhất là những người có thu nhập thấp đưa ra đánh giá: Tết này, chiều lòng người nghèo! Hà Nội là một trung tâm tiêu thụ lớn, nhưng CPI tháng 2 chỉ tăng 0,49% và tính chung 2 tháng đầu năm chỉ tăng 1,19%, thấp nhất hàng chục năm qua, thấp hơn tốc độ tăng của nhiều địa bàn trên cả nước.

 
Người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm tại Trung tâm điện máy Trần Anh.     Ảnh: Yên Chi
Người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm tại Trung tâm điện máy Trần Anh. Ảnh: Yên Chi
Từ diễn biến CPI trong 2 tháng đầu năm và những yếu tố tác động, có thể dự đoán về CPI trong thời gian tới sẽ lặp lại diễn biến của hai năm trước về nhiều mặt. Nhìn tổng quát cả năm, CPI sẽ tăng thấp hơn chỉ tiêu (7%) và đây sẽ là năm thứ ba liên tiếp CPI tăng thấp. Về nhịp độ, CPI có khả năng lặp lại diễn biến của hai năm trước: Tăng thấp, thậm chí có những tháng giảm (thiểu phát) từ tháng 3 đến tháng 8 - tức là vẫn còn tư duy "kiềm chế" chứ chưa chuyển sang tư duy "kiểm soát" lạm phát theo mục tiêu. Kiềm chế lạm phát với giải pháp, liều lượng, nhịp độ như trên, cộng hưởng với các điểm nghẽn lớn chưa khắc phục được (nợ xấu, tồn kho tăng cao, bất động sản chưa qua đáy…) sẽ làm cho số doanh nghiệp tiếp tục phá sản, ngừng hoạt động, thu hẹp sản xuất, kinh doanh tiếp tục tăng… Và khi CPI tăng thấp, tổng cầu còn yếu, một số hàng hoá, dịch vụ dễ biến từ vị thế độc quyền nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp để tăng lên, kéo CPI chung tăng lên, nhưng lại càng làm cho tổng cầu càng yếu hơn.

Nguyên nhân lớn nhất vẫn là cầu yếu

Thực tế tăng thấp trong hai tháng qua và cảnh báo về khả năng lặp lại diễn biến như hai năm trước của CPI do nhiều yếu tố.
 
Người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm tại siêu thị Big C.     Ảnh: Đức Giang
Người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm tại siêu thị Big C. Ảnh: Đức Giang
 
Nhóm yếu tố trực tiếp nhất tác động đối với lạm phát là yếu tố tiền tệ - tín dụng. Tốc độ tăng trưởng tín dụng, sau mấy năm tăng thấp, mặc dù hai tháng cuối năm 2013 tăng khá cao (tăng tới 5,04%, bằng 40,3% tốc độ tăng của cả năm), nhưng có một phần là đầu tư vào trái phiếu Chính phủ; có một phần được quay lại thông qua tiền gửi (với tốc độ tăng cao gấp rưỡi tốc độ tăng dư nợ tín dụng); có một phần được Ngân hàng Nhà nước hút ròng qua nghiệp vụ thị trường mở (chỉ trong 2 ngày 11, 12/2/2014, đã hút ròng trên 14,6 ngàn tỷ đồng); có một phần đã được "lái" vào thị trường chứng khoán (giá trị giao dịch bùng nổ với hơn 3.000 tỷ đồng, có ngày lên đến gần 5,5 nghìn tỷ đồng), lái vào thị trường vàng, khi giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới sau khi Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra gần 180 tấn. Bước sang tháng 1/2014, tăng trưởng tín dụng lại mang dấu âm.

Nhưng tác động lớn nhất là do tổng cầu vẫn yếu. Tổng cầu bao gồm cả đầu tư và tiêu dùng. Đầu tư đầu năm theo thông lệ lâu nay thường chậm, nhất là đối với khu vực kinh tế Nhà nước, kể cả nguồn từ ngân sách. Tiêu dùng của người dân thể hiện ở tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng; nếu loại trừ yếu tố tăng giá tiêu dùng bình quân so với cùng kỳ năm trước thì tăng khá hơn các kỳ trước, nhưng vẫn còn thấp, bởi một bộ phận dân cư có liên quan đến lao động ở các doanh nghiệp bị phá sản, ngừng hoạt động, thu hẹp sản xuất kinh doanh, một bộ phận người dân vẫn tiếp tục "thắt lưng buộc bụng", "tích cốc phòng cơ".

Một nhóm yếu tố khác có liên quan đến chi phí đẩy. Giá hàng nhập khẩu tính bằng USD năm 2013 giảm 2,36%, sang tháng 1, tháng 2/2014 tiếp tục giảm; tỷ giá VND/USD năm 2013 tăng thấp (0,62%), tháng 1/2014 giảm nhẹ (0,06%). Do vậy, giá nhập khẩu tính bằng VND tiếp tục giảm.

Việc tăng thấp của CPI là niềm vui của người tiêu dùng, nhất là những người nghèo, người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, cần phải tính đến tình trạng "thừa tiền" ở các ngân hàng, trong khi nhiều doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, trong khi mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay cao hơn.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

04 Jul, 08:56 PM

Kinhtedothi- Mặc dù các phương án bồi thường và tái định cư đã được phê duyệt, nhưng đến đầu tháng 7/2025, nhiều địa phương vẫn chưa hoàn tất việc chi trả và thu hồi đất cho Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu khẩn trương tháo gỡ những điểm nghẽn, tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

Sẽ vinh danh 20 gương thanh niên sống đẹp tiêu biểu năm 2025

04 Jul, 02:25 PM

Kinhtedothi - Giải thưởng Thanh niên sống đẹp năm 2025 sẽ tuyên dương 20 gương thanh niên tiêu biểu trên các lĩnh vực. Các cá nhân được nhận giải thưởng “Thanh niên sống đẹp” là những người có những hành động đẹp, tạo sự lan tỏa, truyền năng lượng tích cực cho xã hội, đặc biệt là các bạn trẻ.

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

Thủ tướng nêu thời hạn với “3 nhiệm vụ lớn”

03 Jul, 09:44 PM

Kinhtedothi - Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có chỉ đạo cụ thể về tiến độ đối với các công tác: xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ