Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII: Giữ đất lúa, tăng đất rừng

KTĐT - Chiều qua, 22/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 2011 - 2015 cấp quốc gia với 86,8% số đại biểu tán thành.

Với mục tiêu quản lý chặt chẽ tài nguyên đất đai theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật; đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả… Quốc hội đã quyết nghị, đất trồng lúa vào năm 2020 sẽ là 3,81 triệu hecta. Theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, con số 3,81 triệu hecta đã được tính toán nhằm đảm bảo an ninh lương thực trong dài hạn trước áp lực tăng dân số, thách thức của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đồng thời tính đến nhu cầu chuyển đất trồng lúa cho các mục đích sử dụng khác.

Diện tích đất rừng phòng hộ năm 2020 sẽ tăng lên 5,842 triệu hecta, đất rừng đặc dụng sẽ tăng lên 2,271 triệu hecta và đất rừng sản xuất là 8,132 triệu hecta. Đất khu công nghiệp hiện nay là 72.000 hecta sẽ tăng lên và ổn định ở mức 200.000 hecta vào năm 2020. Trước ý kiến của các đại biểu đề nghị hạn chế diện tích đất khu công nghiệp vì tỷ lệ bình quân lấp đầy diện tích khu công nghiệp hiện nay rất thấp (46%), nhiều khu công nghiệp còn đang đền bù, giải tỏa mặt bằng… Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc tăng quỹ đất khu công nghiệp là để phục vụ mục tiêu phát triển công nghiệp đến năm 2020 và chuẩn bị cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Vì thực tế, thời gian đầu tư để hình thành một khu công nghiệp đến khi lấp đầy trung bình là 10 năm, nên quy hoạch sử dụng đất khu công nghiệp phải đi trước một bước. Dự kiến sau năm 2020, đất khu công nghiệp sẽ ổn định và sẽ tập trung vào việc lấp đầy các khu công nghiệp. Đối với kế hoạch sử dụng đất đến năm 2015, diện tích đất khu công nghiệp sẽ là 130.000 hecta (giảm 20.000 hecta so với đề nghị của Chính phủ).

Cũng theo Nghị quyết, đất ở tại đô thị sẽ tăng lên 179.000 hecta vào năm 2015 và 202.000 hecta vào năm 2020. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, nhu cầu thực sự về nhà ở của các đối tượng có thu nhập trung bình, thu nhập thấp, các đối tượng chính sách vẫn còn rất lớn. Vì vậy, một mặt Chính phủ cần rà soát, tiếp tục điều chỉnh để khắc phục tình trạng khu đô thị bỏ hoang, mặt khác có chính sách, giải pháp để các đối tượng trên cải thiện chỗ ở. Đối với đất phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội như văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao vào năm 2020 sẽ tăng gấp 2 lần so với năm 2010, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu của nhân dân…

 

Cần đảm bảo người lao động sống bằng lương

Trước đó, sáng ngày 22/11, Quốc hội thảo luận dự án Bộ luật lao động (sửa đổi). ĐB Đặng Ngọc Tùng (Đồng Nai) cho rằng, đây là một vấn đề rất quan trọng, là nguyên nhân của tất cả những nguyên nhân xảy ra tranh chấp và đình công trong suốt thời gian vừa qua. Theo ĐB Tùng, do cách tính lương tối thiểu của Nhà nước hiện chưa sát với thực tế.

Liên quan đến quy định về giờ làm, ĐB Bùi Thị An (TP Hà Nội) cho rằng, nếu tăng thêm 360 giờ làm việc (tương đương 45 ngày). Như vậy, công nhân đã phải làm nhiều hơn so với công chức. "Theo nhà đầu tư và những người sử dụng lao động đề nghị tăng 600 giờ/năm, tương ứng  tăng lên là 1.016 giờ làm việc. Người LĐ không còn sức khỏe  làm việc và cũng không còn thời gian để chăm sóc con cái, tham gia sinh hoạt văn hóa, thăm quan du lịch hoặc học hành" - ĐB An nói.

                                                                                                    Lý Anh Quý

 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

12 Jul, 10:01 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, Đảng bộ Công an phường Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội đầu tiên kể từ khi Đảng bộ được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 Chi bộ Công an các phường: Hải Châu 1, Phước Ninh, Thạch Thang, Thuận Phước và Thanh Bình, theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

12 Jul, 04:31 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, nhân dịp Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên và tặng quà người có công với cách mạng.

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

12 Jul, 09:53 AM

Kinhtedothi - Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân luôn là thanh kiếm sắc bén, lá chắn vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

12 Jul, 09:51 AM

Kinhtedothi - Ngày 1/7/2025, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình chính thức hợp nhất, mở ra một chương phát triển mới cho vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Với tên gọi chung là tỉnh Hưng Yên, địa phương này đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, hướng tới một không gian phát triển bền vững, hiện đại và thông minh.

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

11 Jul, 11:10 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, tại xã Phát Diệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ