[Kỹ năng sống] Nghệ thuật ứng xử hài hòa với đồng nghiệp

PGS.TS Nguyễn Hoài Nam
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong cuộc sống, mối quan hệ giữa người với người rất phức tạp và khó giải quyết. Chúng ta nên ứng xử ra sao để mối quan hệ với bạn bè đồng nghiệp và cấp trên luôn được bền vững, hài hòa?

Tạo ấn tượng ban đầu tốt: Ấn tượng trong lần gặp gỡ đầu tiên có ý nghĩa quan trọng, đôi khi quyết định sự thành công của công việc. Vì vậy, để đối phương có ấn tượng sâu sắc về bạn trong một thời gian ngắn thì mỗi hành vi ứng xử của bạn là rất quan trọng, nên chú ý trau dồi năng lực bản thân và hình thành cho mình những thói quen tốt trong cuộc sống hàng ngày.
Trang phục sáng sủa: Biết cách phối hợp và sử dụng trang phục trong từng hoàn cảnh môi trường khác nhau giúp bạn nâng cao ấn tượng của mình với mọi người, cho thấy bạn là người có thể xử lý mọi công việc trong nhiều tình huống khác nhau.

Biết uống rượu: Rượu là công cụ quan trọng trong giao tiếp xã hội và công việc, nếu bạn không biết uống rượu đôi khi sẽ dẫn đến sự ứng xử không tốt khi giao tiếp. Biết uống rượu không có nghĩa là uống nhiều; uống một lượng thích hợp để tạo quan hệ; uống rượu hợp lý không những có ích trong quan hệ công việc mà còn có lợi cho sức khỏe.
 Ảnh minh họa.
Linh hoạt, năng nổ: Người năng nổ có sở thích rộng rãi, có thể tiếp xúc với nhiều người và làm được nhiều việc khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu về những điều mà họ thường xuyên tiếp xúc nhưng không cần thiết phải tinh thông. Nếu một khách hàng nói chuyện với bạn về một lĩnh vực bạn không thích hoặc không mấy quan tâm nhưng bạn vẫn có một sự hiểu biết nhất định và khiến khách hàng hài lòng.

Kết bạn: Nên có những mối quan hệ giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau, nhưng mức độ tình cảm với từng đối tượng cần phụ thuộc vào sự cân bằng của chính bạn. Chỉ cần bạn không từ chối kết bạn với người khác thì chắc chắn bạn là người có quan hệ vô cùng rộng rãi.

Giữ chữ tín: Đây là điểm vô cùng quan trọng trong cách giữ gìn những mối quan hệ. Một người biết giữ chữ tín sẽ được người khác coi trọng và tin tưởng. Khi đã hứa hoặc nhận lời một việc gì, bạn phải cố gắng hoàn thành nó. Chỉ cần bạn tự hỏi có nên làm hay không, đừng nên tự hỏi có thể làm hay không, bởi trên đời này không có việc gì là không thể xảy ra.

Khéo léo: Khi trước mặt nhiều người hãy tán thành quyết định của sếp. Nhưng khi tiếp xúc với mình sếp, cần nói rõ ưu khuyết điểm của quyết định này (nếu có) để sếp biết rằng bạn là người có trách nhiệm mà vẫn kính trọng sếp. Điều đó cũng có nghĩa là bạn vẫn có thể giúp sếp có quyết định đúng hơn mà vẫn giữ được thể diện cho sếp.

Khen chê thích hợp: Không ai yêu quý người thích nói khoác, bởi họ không biết bạn sẽ khi nào thật, khi nào giả dối. Có thể nói quá đôi chút thành tích của mình nhưng không nên quá đà bởi sẽ gây ra sự hoài nghi về năng lực của bạn. Khi nói chuyện với người khác, khen người một cách hợp lý cũng chính là khen bản thân mình. Khi giao tiếp, biết cách khen chê hợp lý cũng là một nghệ thuật ứng xử.

Nỗ lực: Luôn tự nhủ bản thân phải nỗ lực cố gắng, chăm chỉ làm việc nâng cao năng lực bản thân.

Nhẫn nại: Nếu bạn không có đức tính này thì 9 điều trước đây dù bạn tốt thế nào cũng trở nên vô nghĩa.