Người mẹ giật mình vì lời nói thẳng của cô con gái. Cô cho biết, cô cũng đã quan tâm đến con, như đưa con đi học, đón con về… Trên xe hơi, cô chỉnh sửa tóc, áo cho con, trò chuyện với nó. Về nhà, cô quan tâm đến con ăn ngủ như thế nào… Cô cũng thừa nhận, vì công việc nhiều nên cô rất bận bịu. Với bản tính là luôn cố gắng hoàn thành công việc được giao nên cô lúc nào cũng làm việc từ mờ sáng cho đến tối mịt, đi ngủ mới thôi.
Bà mẹ nói trên đúng là người bận rộn, vì cô nắm giữ trọng trách trong một tập đoàn kinh tế lớn. Tuy nhiên, cô cũng hứa sẽ nghe lời con để tìm cách cân bằng hơn giữa công việc và chăm lo gia đình, nhất là quan tâm nhiều hơn đến đứa con gái bé bỏng, đáng yêu của mình.Rất nhiều người rơi vào hoàn cảnh của bà mẹ nói trên. Họ do bận bịu công việc nên có ít thời gian chăm lo gia đình. Những gia đình kiểu như vậy thường phó mặc việc nhà cho người giúp việc, thời gian gặp con cái ít ỏi, chủ yếu là vào lúc sáng đưa con đi học (tiện đường đi làm), vào bữa ăn tối. Lúc đó, cha hay mẹ chỉ hỏi con được vài câu, kiểu như: Con ăn có ngon không, học hành thế nào?...Cũng có nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng, con cái ngày càng lớn nên thời gian riêng tư dành cho nó cũng ngày càng chỉ cần ít đi. Họ không cảm nhận được việc quan tâm đến con nhỏ như thế nào là đủ.Theo các chuyên gia, con cái ở lứa tuổi nào cũng cần được sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ đầy đủ. Nhất là với cô con gái kể trên, em cần mẹ không chỉ là những chăm sóc, quan tâm cụ thể mà còn muốn mẹ như là người bạn lớn để chỉ dẫn, trao đổi nhiều vấn đề trong cuộc sống, trong học tập… Đứa bé ngày càng lớn và dĩ nhiên các mối quan hệ ngày càng rộng lớn hơn, không chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình. Các quan hệ đó có thể là với thấy cô giáo, bạn cùng lớp, thậm chí bạn khác giới… Người mẹ nếu không dành đủ thời gian bên con, trò chuyện với con thì sẽ không hiểu con được. Bên cạnh đó, cha mẹ cần dành hẳn ngày nghỉ để bên con, như Chủ nhật chẳng hạn, để cùng con nấu ăn, làm vườn, tập thể dục, cùng đi chơi đây đó…Cha mẹ thời hiện đại ngày càng bận bịu cho công việc và các mối qua hệ xã hội. Bên cạnh đó, không ít bố mẹ dành quá nhiều cho cuộc sống ảo trên các mạng xã hội. Do vậy, họ đã không dành đủ thời gian quan tâm, chăm sóc con cái. Điều này dễ dẫn đến trẻ bị căng thẳng, hoặc trầm cảm, phát triển nhân cách không toàn diện. Đây là điều mong các bậc cha mẹ suy ngẫm và thay đổi.