Kỷ niệm 18 năm xảy ra động đất Kobe

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Những ngọn nến đã thắp sáng hàng nghìn đèn lồng tre tạo thành con số 1.17, tức là ngày 17/1, tại công việc Higashi Yuenchi ở Kobe, nơi đặt đài tưởng niệm trận động đất nơi đặt đài tưởng niệm trận động đất năm 1995.

Thành phố Kobe, miền Tây Nhật Bản, và các khu vực lân cận ngày 17/1 chính thức kỷ niệm 18 năm xảy ra trận động đất cường độ 7,3 độ Richter cướp đi sinh mạng của 6.434 người.

Nhiều người, trong đó có cả thân nhân của những người thiệt mạng trong trận động đất và sóng thần hồi năm 2011 ở khu vực ven biển Đông Bắc Nhật Bản, đã tề tựu tại một công viên ở trung tâm thành phố Kobe và một số địa điểm khác để tưởng niệm các nạn nhân ở Kobe 18 năm về trước.

Đám đông tham gia tưởng niệm đã dành phút mặc niệm vào hồi 5 giờ 46 phút sáng 17/1 (giờ Nhật Bản), thời khắc xảy ra trận động đất Hanshin năm 1995 tấn công thành phố phía Tây tỉnh Osaka này.
 
Kỷ niệm 18 năm xảy ra động đất Kobe - Ảnh 1
 
Thắp nến tưởng niệm các nạn nhân động đất tại buổi lễ ở Kobe. (Nguồn: AFP/TTXVN)
 

Những ngọn nến đã thắp sáng hàng nghìn đèn lồng tre tạo thành con số 1.17, tức là ngày 17/1, tại công việc Higashi Yuenchi ở Kobe, nơi đặt đài tưởng niệm trận động đất nơi đặt đài tưởng niệm trận động đất năm 1995.

Sau 18 năm, những cư dân Kobe chưa hề biết đến trận động đất Hanshin hiện đã tăng tới hơn 40% trong khi một vết nứt trên đường, hệ quả của một động đất để lại, cũng không còn thấy trên các góc phố ở Kobe.

Trong khi đó, những người mất nhà cửa do động đất sống một mình tại các khu nhà tái định cư hiện đã bước vào tuổi xế chiều và đang cần nhận được sự quan tâm, săn sóc.

Trong khi nền kinh tế ở khu vực này vẫn chưa vực dậy được hoàn toàn, người ta vẫn thoáng thấy đời sống của những người bị ảnh hưởng bởi động đất vẫn không thể trở lại như xưa.

Tại khu tái định cư sau động đất thuộc tỉnh Hyogo, miền Tây Nhật Bản, tỷ lệ người cao tuổi (trên 65 tuổi) sinh sống ở đây tính đến thời điểm tháng 11/2012 vượt so với trước đây tới 48,2%.

Các hộ chỉ có người già sống một mình chiếm 44,2%, tăng 9% so với 10 năm trước và số người chết cô độc không có người thân bên cạnh trong vòng 1 năm qua tăng lên 61 người.

Ở khu nhà tái định cư mà các tổ chức xã hội thuê lại của tư nhân hiện đã gần đến kỳ hạn 20 năm, những người cao tuổi hiện nay đang lo lắng về khả năng phải di dời chỗ ở sau khi hợp đồng thuê nhà đến kỳ hạn.

Kinh tế của khu vực bị động đất vẫn chìm trong khó khăn và suy thoái. Theo phân tích của Ngân hàng đầu tư chính sách Nhật Bản (DBJ), kể từ khi nhu cầu khôi phục kinh tế giảm dần từ năm 1997, tỷ lệ tăng trưởng của Tổng sản phẩm khu vực (GRP) của tỉnh Hyogo luôn thấp hơn so với tỷ lệ tăng trưởng của Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả nước.

Tiền vốn hỗ trợ thiên tai dành cho các nạn nhân tối đa 3,5 triệu yên hiện vẫn còn khoảng 12.000 người, chiếm tới 20%, chưa thể hoàn lại được.

Rất nhiều trường hợp các chủ kinh doanh nhỏ sử dụng tiền vốn đầu tư này cho nhu cầu cuộc sống trước mắt và cho đến nay vẫn còn rất nhiều nạn nhân chưa hoàn toàn thoát khỏi ảnh hưởng của trận động đất này.

Trong số các dự án phục hồi sau động đất, dự án điều chỉnh và quy hoạch đất đai đã hoàn toàn kết thúc song dự án tái phát triển đất giao thông đô thị trong đó có khu vực phía Nam nhà ga Shinnagata với diện tích 20,1 hécta hiện vẫn đang tiếp tục.

Các cửa hiệu ở đây vẫn trống không và việc làm hồi sinh không khí sối động ở nhà ga này vẫn còn là một vấn đề lớn.

Giờ đây, những cư dân sinh ra hoặc mới chuyển đến sau trận động đất ở thành phố Kobe, chiếm tới 41% dân số thành phố, đều cảm thấy lo ngại nguy cơ xảy ra động đất.

Tuy nhiên, sau trận động đất Đông Bắc Nhật Bản, Nhật Bản càng có thêm nhiều động lực để học hỏi kinh nghiệm từ trận động đất Hanshin 18 năm về trước.

Đó cũng là lý do mà “Trung tâm tương lai con người với phòng chống thiên tai” mở cửa từ năm 2002 đã đón lượt khách thứ 5 triệu hồi năm 2012./.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần