70 năm giải phóng Thủ đô

“Ký ức Hội An”- Khoác áo mới cho làng du lịch phố Hội

Ngọc Nhung
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hội An nổi tiếng là phố cổ trầm mặc với những ngôi nhà cổ, món cao lầu và những chiếc đèn lồng. Du khách yêu thích Hội An bởi vẻ đẹp cổ kính, bình yên, nhẹ nhàng.

Du khách đến phố Hội năm 2018 sẽ được thưởng thức chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh quy mô bậc nhất Việt Nam, mang tên “Ký ức Hội An”. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, “nhân tố mới” này sẽ góp phần không nhỏ đưa du lịch Hội An cất cánh.

Chương trình có sự cố vấn của những chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam trong các lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, lịch sử: nhà Hội An học Hoàng Đạo Kính, nhà sử học Dương Trung Quốc, nhà thơ Lê Cảnh Nhạc; nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh, nhà nghiên cứu mỹ thuật Trịnh Quang Vũ; biên đạo múa Thanh Hằng. Phần hiệu ứng âm thanh, ánh sáng và kỹ xảo sân khấu do Công ty Sơn Thủy Thịnh Điền Hong Kong phục trách

Đây được coi là nhân tố mới “ bức phá” cho ngành du lịch xứ Đàng Trong. Show diễn đạt được hai kỷ lục: “Sân khấu ngoài trời lớn nhất Việt Nam” và “Chương trình biểu diễn nghệ thuật thường nhật có số lượng diễn viên tham gia đông nhất” do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam (VietKings) công nhận.

 Show diễn được trao hai kỷ lục.
Tham gia cố vấn chương trình, Giáo sư - Họa sĩ Trịnh Quang Vũ chia sẻ ba yếu tố sẽ làm nên sức hút của đêm diễn từ góc độ mỹ thuật dàn dựng: Thứ nhất, “Ký ức Hội An” được xây dựng kịch bản hình ảnh hoành tráng, tái hiện sống động không gian Hội An xưa. Thứ hai, khán giả sẽ được thưởng lãm phong cách trang phục Việt thế kỷ 16-17 như đeo kiếm sau vai, đội nón ba tầm, trang phục cung đình lộng lẫy. Thứ ba, những tiết mục trình diễn đều truyền tải rõ nét phong cách Việt đậm đà bản sắc. “Khi chính thức ra mắt, chương trình sẽ khơi dậy niềm tự hào về quá khứ nước Đại Việt xưa trong tâm khảm mỗi khán giả”, ông khẳng định

Sân khấu khổng lồ rực rỡ sắc màu

Gần 500 diễn viên thể hiện các hoạt cảnh trên sâu khấu thực cảnh có chiều dài gần 1kmdiện tích 25.000 m2 với 5 màn thực cảnh tái hiện cuộc sống của Hội An cổ xưa với các nghề nghiệp chính nghề nông, đánh cá và dệt vải. Một trong những thực cảnh gây ấn tượng với khán giả đám cưới Công chúa Huyền Trân gián tiếp thể hiện phong tục, kinh tế, chính trị của Hội Anvùng đất này thời Chăm-pa…

Khi những ánh sáng đầu tiên xuất hiện trên sân khấu, hàng ngàn khán giả như nín thở, choáng ngợp trước đại cảnh mở ra trước mắt, với những dãy nhà cổ hai mái lát ngói âm dương nằm yên trầm mặc, những chiếc đèn lồng treo cao cao của Lâm Ấp phố, chiếc thuyền buồm to lớn gợi nhắc về một cảng thị sầm uất cách đây 4 thế kỷ…

Đám cưới Công chúa Huyền Trân với vu Chế Mân.
 
Được công chiếu lần đầu tiên vào giữa tháng 3 , “Ký ức Hội An” - chương trình nghệ thuật biểu diễn thực cảnh lớn nhất Việt Nam đã thu hút hơn 3.000 người tham dự, trong đó có nhiều nghệ sỹ nổi tiếng như NSƯT Xuân Bắc, ca sĩ Hoàng Bách, biên đạo múa John Huy Trần, hoa hậu Ngọc Hân, MC Phan Anh, nhiếp ảnh gia Na Sơn…
 Xuân Bắc chụp hình lưu niệm cùng người hâm mộ.
Đưa Hội An đến gần du khách hơn

Anh Đinh Lê Vũ, một người dân Hội An chia sẻ ngay khi kết thúc đêm diễn: “Ánh sáng, âm nhạc, đạo cụ rất đẹp. Diễn viên thể hiện rất chuyên nghiệp. Tôi rất ấn tượng với cảnh các cô gái mặc áo dài đạp xe phát sáng. Đàn vịt bơi tung tăng trên sân khấu nước. Hình ảnh đó làm cho Hội An trở nên gần gũi. Tuy nhiên phần âm nhạc còn mang đậm âm hưởng Bắc Bộ, còn ít chất âm nhạc của miền Trung”.