Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Lãi suất huy động giảm, lãi suất cho vay không dễ theo

Kinhtedothi - Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cuối tháng 7 có một số NH thương mại (NHTM) điều chỉnh giảm lãi suất khoảng 0,1 - 0,3%/năm ở các kỳ hạn.
Mặt bằng lãi suất huy động bằng VND hiện phổ biến ở mức 0,8 - 1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5 - 5,4%/năm đối với tiền gửi từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4 - 6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4 - 7,2%/năm. Lãi suất huy động USD phổ biến bằng mức trần do NHNN quy định là 0,25%/năm đối với tiền gửi của tổ chức và 0,75%/năm đối với tiền gửi của dân cư. Trong khi đó, lãi suất cho vay bằng VND tiếp tục ổn định. Các NHTM Nhà nước tiếp tục áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9 - 10%/năm, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thông thường từ 7 - 9%/năm ngắn hạn; 9,3 - 11%/năm trung và dài hạn.

TS Nguyễn Tú Anh - Trưởng ban Chính sách kinh tế vĩ mô, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư (CIEM) cho rằng, hiện lãi suất huy động của NH đang rất thấp nhưng lãi suất cho vay lại vẫn cao, với mức 10 - 12%/năm, DN không dám vay để đầu tư. Chưa kể tiếp cận vốn trung, dài hạn cũng rất khó khăn dù NHNN đã “nới” tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn lên 60%, thay vì 30% như trước đây. Nhiều DN bày tỏ, các NH nên giảm thêm lãi suất cho vay, thu hẹp chênh lệch lãi suất để giảm khó khăn cho DN. Tuy nhiên, lãnh đạo một NH cho rằng, tăng hay giảm lãi suất còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, cả chủ quan lẫn khách quan. Vay dễ hay khó liên quan tới quy trình cho vay của mỗi NH, cũng như thực lực của mỗi DN. Trong khi đó, một số chuyên gia nhận định, có 4 yếu tố cấu thành nên lãi suất cho vay của các NH, đó là tỷ lệ dự trữ bắt buộc, trả lãi suất cho người vay, mức độ rủi ro của khách hàng và trích lập dự phòng rủi ro. Với những yếu tố đó, NH sẽ cân nhắc lãi suất cụ thể với từng khách hàng, do mức độ rủi ro của mỗi khách hàng là khác nhau.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kinh tế Nhật Bản đối mặt nhiều khó khăn

Kinh tế Nhật Bản đối mặt nhiều khó khăn

23 May, 05:08 AM

Kinhtedothi - Với tỷ lệ nợ công so với GDP cao ngất ngưởng, sự suy giảm kinh tế trong quý đầu năm 2025, và áp lực từ các chính sách thương mại của Mỹ, Nhật Bản đang đối mặt với một tương lai kinh tế đầy bất ổn.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ