Làm chủ năng lực sản xuất, công nghệ và thị trường
Trong bối cảnh các chính sách bảo hộ ngày càng rõ nét và thương mại tự do bị thu hẹp, Việt Nam cần phải chủ động thay đổi chiến lược phát triển để thích nghi. Trọng tâm là đầu tư vào giá trị gia tăng, đẩy mạnh công nghệ và nâng cao nội lực.
Khuyến nghị nhóm giải pháp căn cơ để tái cấu trúc nền kinh tế, TS Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR) - Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, Việt Nam cần giảm sự phụ thuộc vào gia công và xuất khẩu nguyên liệu thô. Hiện nay, nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam vẫn chủ yếu hoạt động dưới hình thức gia công cho các công ty nước ngoài hoặc xuất khẩu các sản phẩm chế biến thô, đơn giản như nông sản, khoáng sản. Khi các rào cản thương mại gia tăng, những ngành này dễ bị tổn thương nhất do phụ thuộc vào giá đầu vào và đầu ra do thị trường quốc tế quyết định. Để khắc phục, Việt Nam cần hướng tới nâng cao giá trị gia tăng trong sản phẩm, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, công nghệ cao và các ngành có tiềm năng lớn như điện tử, dược phẩm, công nghệ thông tin.
May hàng xuất khẩu tại Tổng Công ty May 10, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Để làm được điều này, thứ nhất, Nhà nước cần khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu phát triển (R&D), đổi mới công nghệ, tăng năng lực sản xuất và nâng cao tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. Chỉ khi DN Việt có thể sản xuất các sản phẩm có giá trị cao, đủ tiêu chuẩn quốc tế, mới có thể thoát khỏi thế yếu trong các cuộc cạnh tranh về thuế quan và bảo hộ.
Thứ hai, Việt Nam cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác đa phương và song phương. Mặc dù một số quốc gia lớn đang rút khỏi các cam kết quốc tế, thế giới vẫn duy trì xu hướng hội nhập. Các hiệp định như: CPTPP, RCEP, EVFTA chính là cơ hội để Việt Nam đa dạng hóa thị trường, tiếp cận nhiều nền kinh tế mới và giảm bớt sự phụ thuộc vào các thị trường truyền thống như Mỹ hay Trung Quốc. Hợp tác song phương với các nước có tiềm năng cũng rất quan trọng, không chỉ giúp tiếp cận thị trường mà còn tạo điều kiện để Việt Nam tham gia sâu hơn vào các chuỗi cung ứng khu vực. Đồng thời, đó cũng là cơ hội để thúc đẩy chuyển giao công nghệ, học hỏi quản trị, và nâng cao năng lực cạnh tranh của DN nội.
Thứ ba, Việt Nam cần chú trọng phát triển công nghiệp nội địa, nhất là các ngành công nghiệp hỗ trợ, chế biến sâu và công nghệ. Việc chỉ dựa vào lắp ráp sẽ khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương khi các nguồn cung linh kiện hoặc nguyên liệu từ nước ngoài bị cắt đứt. Tăng cường năng lực tự chủ trong sản xuất sẽ giúp Việt Nam giảm lệ thuộc vào bên ngoài và tăng khả năng ứng phó với các cú sốc thương mại.
Thứ tư, chuyển đổi số và phát triển nền kinh tế số là xu hướng không thể đảo ngược. Trong bối cảnh thương mại vật lý bị gián đoạn, các kênh số như thương mại điện tử, dịch vụ số, tài chính công nghệ trở thành những công cụ quan trọng để duy trì hoạt động kinh tế. Việt Nam cần tăng tốc đầu tư vào hạ tầng công nghệ, phát triển nguồn nhân lực số, và khuyến khích DN ứng dụng công nghệ vào sản xuất, phân phối, và quản trị.
Thứ năm, cần xây dựng chính sách nội địa vững mạnh để hỗ trợ DN Việt vượt qua giai đoạn khó khăn. Những chính sách này bao gồm ổn định kinh tế vĩ mô, giảm chi phí vốn, cải cách hành chính, và hỗ trợ tiêu dùng trong nước. Thị trường gần 100 triệu dân nếu được khai thác đúng cách sẽ là bệ đỡ quan trọng để giảm bớt phụ thuộc vào xuất khẩu. Ngoài ra, việc phát triển các ngành công nghiệp chiến lược như năng lượng tái tạo, công nghệ thông tin và công nghiệp thực phẩm chế biến cũng sẽ góp phần tăng sức đề kháng cho nền kinh tế. Những ngành này không chỉ tạo ra giá trị cao mà còn phù hợp với xu hướng tiêu dùng xanh, bền vững trên thế giới.

Gạo Việt xuất khẩu trở lại vị thế “đắt giá nhất thế giới”
Kinhtedothi - Theo cập nhật mới về giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), hiện tại gạo xuất khẩu tiêu chuẩn 5% tấm ở mức 396 USD/tấn, gạo 25% tấm ở mức 368 USD/tấn, gạo 100% tấm ở mức 317 USD/tấn.

Tin tức kinh tế 22/4: giá hồ tiêu xuất khẩu tiếp tục tăng
Kinhtedothi – Giá vàng tăng mạnh, lập mốc kỷ lục 124 triệu đồng/lượng; giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng; dự báo lãi suất cho vay giảm tối đa 0,3% trong năm 2025… là những tin tức kinh tế đáng chú ý ngày 22/4.

Giá tiêu hôm nay 23/4/2025: sản lượng năm nay không đủ xuất khẩu, năng suất chênh lệch giữa các khu vực
Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 23/4/2025 trong khoảng 154.000 - 155.000 đồng/kg. Năm nay có sự phân hoá đáng kể về năng suất giữa các khu vực. Nhưng nhìn chung các trang trại bền vững, được đầu tư vẫn cho năng suất cao và ổn định. Hiện tại ở trong nước, vụ thu hoạch đã kết thúc.