Vừa yếu, vừa thiếu
Theo Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, hệ thống thoát nước khu vực nội thành Hà Nội (12 quận) có diện tích khoảng trên 200km2. Tuy nhiên, hiện mới chỉ đầu tư xây dựng hoàn chỉnh được khoảng 77km2 lưu vực sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét và sông Kim Ngưu. Tại những khu vực này, do hệ thống thoát nước sông đã hoàn chỉnh, nên đảm bảo giải quyết được lượng mưa 310mm/2 ngày. Song, tại phần lớn các khu vực khác, nếu mưa 50mm/2 giờ cơ bản không xảy ra úng ngập, nhưng khi mưa từ 50 - 100mm/2h Hà Nội sẽ xuất hiện 12 điểm úng ngập. Trong đó có 6 điểm không giảm được ngập úng gồm: Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt; Ngã năm Đường Thành - Bát Đàn; Cao Bá Quát; Nguyễn Khuyến; Trường Chinh; Đại lộ Thăng Long. Nguyên nhân không thể khắc phục do bất lợi về địa hình, xa nguồn xả.Bên cạnh đó, do hệ thống hạ tầng thoát nước sau nhiều năm sử dụng đã xuống cấp, nước mưa và nước thải sinh hoạt vẫn sử dụng chung một đường cống dẫn đến quá tải khi có mưa lớn xảy ra. Tỷ lệ đường ống cống thoát nước tại Hà Nội cũng thấp hơn nhiều so với trung bình của thế giới, 0,46m/người so với 2m/người. Trong quá trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị hóa, đã làm cho một số hồ điều tiết, vùng đệm thay đổi về hệ số mặt phủ, thu hẹp diện tích thấm nước, tạo ra tình trạng ngập úng cục bộ. Theo thống kê năm 1995, trong khu vực nội thành có tới 2.100ha mặt nước. Nhưng đến thời điểm này, diện tích mặt nước hồ chỉ còn 1.165ha. Thay vào số ao, hồ bị lấp là hàng loạt chung cư cao tầng được xây dựng… nhưng hệ thống thoát nước chưa được quan tâm thực hiện một cách bài bản, đúng tầm.Liên quan đến vấn đề này, một số chuyên gia phân tích, các hồ bị thu hẹp diện tích hoặc kè cứng, mất khả năng điều hòa. Khi mưa xuống, lượng nước không được tích trữ tạm trong các ao, hồ, vùng trũng. Đặc biệt, với tốc độ đô thị hóa nhanh, kéo theo cả đô thị bị “bê tông hóa”, các vật liệu xây dựng không thấm nước, dẫn đến dòng chảy của nước mưa không được chặn lại, tốc độ chảy nhanh hơn. Kèm theo đó, thời tiết thay đổi cực đoan do biến đổi khí hậu, những cơn mưa lớn kéo dài, vượt ngưỡng chịu tải của TP.Theo PGS.TS Mai Thị Liên Hương - Cục trưởng Cục Hạ tầng Kỹ thuật (Bộ Xây dựng), hệ thống hạ tầng thoát nước của Hà Nội đang là một thể hỗn hợp, bao gồm cống, kênh mương, hồ nội đô, sông thoát nước ngoại thành, các trạm bơm tiêu cục bộ và đầu mối đảm nhận việc tiêu thoát nước mưa đô thị cũng như vùng nông nghiệp với hệ số tiêu khác nhau. Nhưng nhìn chung, hệ thống này đang rơi vào tình trạng quá tải, dẫn đến việc hình thành nhiều “điểm nóng” về ngập úng khi xảy ra mưa lớn.
Một địa điểm ngập úng trong mùa mưa bão. Ảnh: Chiến Công |
Để chủ động ứng phó với sự cố úng ngập trong mùa mưa 2020, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, đơn vị đã hoàn thiện công tác duy tu, bảo dưỡng hệ thống thoát nước hiện có (hoàn thành bảo dưỡng 56/56 trạm bơm thoát nước trong quý I/2020). Đồng thời, các đơn vị cũng đã chuẩn bị sẵn sàng các xe bơm di động, xe hút xìtéc, các thiết bị phương tiện cơ giới và các trạm bơm cục bộ hiện có để bơm nước chống úng ngập cục bộ ưu tiên giải quyết nhanh trên các trục đường chính, giải toả ách tắc giao thông khi có mưa lớn. Triển khai ứng trực 24/24h giải quyết thoát nước khi mưa, điều động toàn bộ nhân lực triển khai công tác thoát nước theo địa bàn được phân công.Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Hoàng Cao Thắng |
Hiện nay, Hà Nội đã xây dựng tại khu vực Yên Sở là điểm tập trung, thu giữ nước của TP. Tuy nhiên, khi tất cả lượng nước bị tập trung tại một điểm, trong quá trình di chuyển từ đầu này đến đầu kia thành phố sẽ dẫn đến ngập úng tại một số khu vực nhất định. Vì vậy, để “giải bài toán” ngập úng, Hà Nội cần nghiên cứu, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, từ nâng cao công tác quản lý cho đến tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân. Đặc biệt, cần tập trung phát triển theo hướng giải quyết hạ tầng cảnh quan, bền vững thay vì giải pháp hạ tầng kỹ thuật - bê tông hóa.Trưởng Bộ môn Kiến trúc cảnh quan - Đại học Xây dựng TS. KTS Phạm Anh Tuấn |