Làm gì để ngăn ngừa cận thị ở trẻ?

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Mắt trẻ em đặc biệt nhạy cảm với các tia mặt trời vì thủy tinh thể đang phát triển rất trong, có nghĩa là tia cực tím vào mắt nhiều hơn.

Một số các nhà khoa học tin rằng nguyên nhân khiến trẻ cận thị là do trẻ học quá nhiều. Trong khi một số nghiên cứu khác cho thấy cận thị do thiếu ánh sáng tự nhiên ban ngày.

Luôn phải tập trung mắt vào thứ gì đó ở gần

Có lẽ vấn đề chính, theo TS. Owen, đó là mắt đang phát triển của trẻ bị “quen” với việc nhìn gần khi chúng phải làm việc nhiều với màn hình và sách vở ở trường học, vì chúng luôn phải tập trung vào một thứ gì đó ở gần. “Bị cận thị nghĩa là mắt luôn đặt ở một tiêu điểm gần”, TS Owen nói.
“Cận thị có thể phát triển vì bạn quen nhìn mọi thứ ở gần. Các nghiên cứu trên gà con và chuột nhắt đã chỉ ra rằng khi chúng bị nhốt một môi trường chỉ có thể nhìn thấy những thứ ở gần, chúng sẽ bị cận thị.

 
1/10: Là số phụ huynh không nhớ được đã cho con mình đi khám mắt lần cuối là khi nào
1/10: Là số phụ huynh không nhớ được đã cho con mình đi khám mắt lần cuối là khi nào
"Đây đều là phỏng đoán và cần kiểm tra. Cũng có thể các gen có liên quan bằng cách nào đó - ví dụ, có thể có sự mẫn cảm với cận thị trong gen của một số người khiến cho việc nhìn gần gây hậu quả nặng hơn”.

Vấn đề với cận thị không chỉ là cần mang kính - cận thị có thể kết án hàng triệu thanh thiếu niên vào các bệnh về mắt nghiêm trọng sau này.

Đây là cảnh báo từ Ian Flitcroft , bác sĩ tư vấn nhãn nhi tại Bệnh viện Nhi Đại học ở Dublin .

Ông cho biết trong khi nhiều bác sĩ nhãn khoa xem cận thị chỉ là một tật khiến phải nhìn gần và không gây ra hậu quả gì khác, thì tổng quan nghiên cứu được ông công bố trên tạp chí Progress in Retinal and Eye Research thấy rằng cận thị làm tăng đáng kể các nguy cơ.

Những nguy cơ này gồm tăng nhãn áp và bong võng mạc, có thể dẫn đến giảm thị lực và mù.

Chưa rõ tại sao cận thị làm tăng nguy cơ của các bệnh này, nhưng nguy cơ là rất đáng kể. BS Flitcroft cảnh báo rằng nguy cơ của tăng nhãn áp từ cận thị ở trẻ em là ngang với nguy cơ bị bệnh tim do hút thuốc.

Thiếu ánh sáng tự nhiên là nguyên nhân chính

Chìa khóa để bảo vệ con bạn có thể chỉ đơn giản là đảm bảo cho trẻ được chơi ngoài trời càng nhiều càng tốt trong những ngày nghỉ và sau giờ học.

Nghiên cứu được công bố vào năm 2012 của bác sĩ nhãn khoa Justin Sherwin, Đại học Cambridge, trong đó tổng kết 23 nghiên cứu về cận thị ở trẻ em và thanh thiếu niên, đã kết luận rằng dành thời gian ở ngoài trời có thể giúp bảo vệ chống cận thị. Một nghiên cứu trước đó, năm 2008, gợi ý chơi ngoài trời có thể bù đắp cho lượng thời gian phải dành cho việc học ở cự li gần.

Trong hai năm, các nhà nghiên cứu tại Đại học Sydney đã theo dõi hơn 4.000 trẻ em 6 hoặc 12 tuổi – kết quả cho thấy những trẻ phải chúi đầu vào sách vở nhiều và ở trong nhà nhiều dễ bị cận thị hơn.

Đáng chú ý, nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những trẻ ở nhóm 1/3 phải học nhiều nhất sẽ không bị tăng tăng nguy cơ cận thị nếu chúng cũng nằm trong nhóm một phần ba ở ngoài trời nhiều nhất, bất chấp việc trẻ làm gì ở ngoài trời.

Nghiên cứu gần đây của Đại học St George trên học sinh tại các trường học đã cho thấy kết quả tương tự - những trẻ chơi ngoài trời nhiều hơn mức trung bình – khoảng một nửa số giờ ban ngày - ít bị cận thị hơn đáng kể so với những trẻ chỉ ở trong nhà.

Các chuyên gia thiết kế trường học của Trung Quốc đang bận rộn xây dựng những ý tưởng trong một nỗ lực để giải quyết tỷ lệ cận thị tăng vọt ở  nước này. Ví dụ tại tỉnh Quảng Đông, họ đã xây dựng những lớp học “sáng trưng” với tường và trần được làm từ chất dẻo trong suốt.

Hai năm trước, các nhà nghiên cứu Đài Loan đã đề nghị một trường không cho học sinh vào lớp trong giờ ra chơi và giờ ăn trưa. Kết quả là học sinh có thêm 80 phút hưởng ánh nắng mặt trời trong ngày học.

Ít trẻ bị cận thị hơn so với học sinh của một trường khác không thực hiện qui định này.

Nhưng BS Flitcroft cho rằng ánh sáng mặt trời có thể không phải là yếu tố duy nhất. Việc ở trong một không gian mở giúp mắt được tiếp xúc với khung cảnh ba chiều rộng lớn, mang đến một loạt những trải nghiệm về tiêu điểm, từ đó “huấn luyện: cho mắt biết cần nhìn vào đâu cho hợp lý.

Tuy nhiên, Hình ảnh 3D nhân tạo rất khác, và sử dụng kính 3D - ví dụ, tại các rạp chiếu phim - có thể làm giảm thị lực.

Năm 2011, tạp chí Optometry Today, báo cáo rằng trẻ cần hình ảnh rõ ràng, sắc nét và ổn định ở mỗi mắt để thị lực phát triển phù hợp.

Với 3D, hai hình ảnh của cùng một vật thể từ góc độ hơi khác nhau được nhìn qua một loại kính đặc biệt; sau đó não sẽ trộn chúng vào nhau để thành hình ảnh 3D.

Cho rằng điều này có thể gây hại cho sự phát triển đó và gây ra những trục trặc về tiêu điểm ở mắt trẻ  nhỏ. Năm ngoái, Cục Sức khỏe và an toàn thực phẩm, môi trường và nghề nghiệp khuyến cáo không cho trẻ em dưới sáu tuổi tiếp cận với các nội dung 3D. Trẻ em dưới 13 tuổi chỉ nên sử dụng công nghệ này “một cách vừa phải”.

Làm gì để ngăn ngừa cận thị ở trẻ?

Cũng cần thận trọng về việc cho trẻ chơi ngoài trời dưới nắng. Trẻ cần được mang kính râm thích hợp, cũng như kem chống nắng để bảo vệ da.

Mắt trẻ em đặc biệt nhạy cảm với các tia mặt trời vì thủy tinh thể đang phát triển rất trong, có nghĩa là tia cực tím vào mắt nhiều hơn.

Nguy cơ lâu dài là tổn thương như đục thủy tinh thể và thoái hóa hoàng điểm tuổi già.

Kính râm cần có dấu CE (tiêu chuẩn châu Âu về bảo vệ chống tia cực tím). Nó cũng cần kín mắt để ánh sáng không đi qua hai bên và phía trên kính.

Dù nguyên nhân chính xác của cận thị ở trẻ em là gì đi nữa, thì thông điệp để chống lại nó cũng rất rõ ràng .

Hãy bắt trẻ đứng dậy khỏi ghế, cho trẻ một chiếc kính râm thích hợp và để trẻ chơi ngoài trời. Đôi mắt của trẻ sẽ rất biết ơn bạn vì điều đó.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần