Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Làm gì để ngăn nguy cơ động vật hoang dã rơi vào bờ vực tuyệt chủng?

Kinhtedothi - Rủi ro thấp, lợi nhuận cao khiến tình trạng buôn bán động vật hoang dã diễn ra phức tạp tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Thúc đẩy sự tham gia của khối nhà nước và tư nhân trong phòng, chống buôn bán động vật hoang dã là một trong giải pháp quan trọng.

Vì sao buôn bán động vật hoang dã có “đất sống”?

Theo ông Bùi Đăng Phong - Phó Giám đốc Văn phòng Dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp (WWF), buôn bán động vật hoang dã là hoạt động trái phép ước tính trị giá 20 tỷ USD mỗi năm. Những năm qua, Việt Nam được xem là một trong những điểm đến của buôn bán động vật hoang dã, bởi nhu cầu tiêu dùng sản phẩm (bao gồm cả của các quốc gia lân cận) là rất lớn.

Đánh giá về tình trạng buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật rất nóng hiện nay, ông Bùi Đại Phong cho rằng, nguyên nhân chính là bởi hoạt động này có rủi ro thấp nhưng lại cho lợi nhuận rất cao. Điều này vô hình chung khiến động vật hoang dã, nhất là các loài nguy cấp, quý, hiếm đứng trước nguy cơ rơi vào bờ vực tuyệt chủng.

Rủi ro thấp nhưng mang lại lợi nhuận cao là yếu tố khiến buôn bán động vật hoang dã vẫn phổ biến tại Việt Nam.

Theo Bộ NN&PTNT, phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, thân thiện môi trường là một trong những mục tiêu quan trọng được Thủ tướng Chính phủ cam kết tại sự kiện COP26 cũng như trong các Hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã ký kết với cộng đồng quốc tế.

Trên tinh thần đó, Bộ NN&PTNT và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã ký kết, phê duyệt triển khai Dự án “Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp”; với mục tiêu hướng đến tăng cường sự lãnh đạo của Việt Nam trong giải quyết nạn buôn bán động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trái pháp luật.

Tăng cường vai trò của các phóng viên

Chia sẻ tại hội thảo “Tăng cường sự tham gia của phóng viên, nhà báo trong phòng, chống buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật” tổ chức ngày 13/6, Phó Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam Lê Trọng Đảm, cho biết một trong những nội dung trọng tâm của Dự án là kiện toàn, mở rộng, phát triển mạng lưới phóng viên điều tra về tội phạm động vật hoang dã, thúc đẩy nỗ lực của khối nhà nước, tư nhân trong đấu tranh chống buôn bán động vật hoang dã nhằm phát hiện, đưa tin về tội phạm động vật hoang dã. 

 

Ngày 13/6, Văn phòng Dự án Bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp (WWF) và báo Nông nghiệp Việt Nam đã giới thiệu và thành lập Mạng lưới phóng viên điều tra buôn bán động vật hoang dã trái pháp luật. Nhiều phóng viên đã cam kết tham gia mạng lưới này...

Tham gia mạng lưới, các nhà báo, phóng viên điều tra về tội phạm động vật hoang dã sẽ được đào tạo, tập huấn, hỗ trợ từ các tổ chức, các chuyên gia các kiến thức, kinh nghiệm điều tra về hành vi săn bắt, buôn bán, vận chuyển, sử dụng động vật hoang dã trái pháp luật, đặc biệt là động vật hoang dã nguy cấp. Từ đó, giúp nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực cho đội ngũ nhà báo, phóng viên lĩnh vực nông nghiệp về khung pháp lý, chính sách về bảo tồn động vật hoang dã.

“Mạng lưới sẽ là cơ quan kết nối, phối hợp với các nhà báo, phóng viên trong việc điều tra, viết bài và đăng tải các bài báo, phóng sự truyền hình, chuyên đề, ấn phẩm trong việc đấu tranh với hành vi buôn bán, vận chuyển và sử dụng động vật hoang dã trái pháp luật. Qua đó, hỗ trợ đắc lực và hiệu quả chiến dịch truyền thông ‘Nói không’ với hành buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã và các sản phẩm từ động vật hoang dã trái pháp luật trong toàn xã hội tại Việt Nam…” - ông Lê Trọng Đảm cho hay.

Để phòng, chống buôn bán động vật hoang dã, bên cạnh phát triển và nhân rộng mạng lưới phóng viên điều tra về tội phạm động vật hoang dã, nhiều chuyên gia, nhà quản lý cho rằng, cần có những tiếp cận chiến lược. Đặc biệt là những cam kết hỗ trợ  của nhà lãnh đạo các cấp, huy động sự tham gia của khu vực tư nhân và các tổ chức xã hội. Bên cạnh đó là tăng cường thực thi pháp luật phòng, chống buôn bán trái phép động vật hoang dã, và giảm nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm từ động vật hoang dã bất hợp pháp.

Cấp thiết mở rộng Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội

Cấp thiết mở rộng Trung tâm Cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội

Chi cục Kiểm lâm Hà Nội: Siết quản lý gây nuôi động vật hoang dã

Chi cục Kiểm lâm Hà Nội: Siết quản lý gây nuôi động vật hoang dã

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Tĩnh: thu nhập hàng trăm tỷ đồng từ nhung hươu

Hà Tĩnh: thu nhập hàng trăm tỷ đồng từ nhung hươu

22 May, 02:04 PM

Kinhtedothi - Mùa nhung hươu ở huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã mang về cho người dân nguồn thu nhập hàng trăm tỷ đồng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới.

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ